Theo các nhà sử học, hoàng đế Thư Cừ Mông Tốn không tin tưởng hoàn toàn bất cứ người nào, ngay cả những sủng phi mà ông hết mực yêu thương. Vị hoàng đế này lo sợ sẽ có ngày những người gần gũi với ông nhất sẽ ra tay ám hại mình.
Do đó, nhà vua cho đặt thanh gỗ ở đầu giường để có thể nhanh chóng lấy ra để tấn công những người mà ông cho rằng có ý đồ phản nghịch, ám sát nhà vua.
Trong xã hội phong kiến, hoàng đế chính là biểu tượng tiêu biểu nhất của xã hội, là người nắm trong tay mọi quyền lực, có khả năng buộc tất cả mọi người phải nghe theo ý mình, khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Niềm vui hay sự tức giận của hoàng đế cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mạng sống của những bậc tôi tớ, dân thường.
Nếu các phi tần, cung nữ hay thái giám có hành động nào khiến Thư Cừ Mông Tốn nghi ngờ thì sẽ bị ông hoàng này đánh đập, tra tấn bằng thanh gỗ đặt sẵn ở đầu giường.
Lúc này, những vị phi tần dù đúng hay sai cũng không dám phản kháng, chỉ biết nằm im chịu trận, đau đớn cũng không dám kêu nửa lời.
Không chỉ dừng lại ở đó, theo sử sách ghi lại, hoàng đế Thư Cừ Mông Tốn còn hay bị mộng du vào ban đêm. Mỗi lần bị mộng du, ông đều có thói quen cầm theo thanh gỗ ở đầu giường đi khắp nơi. Các thái giám và cung nữ thấy vậy vô cùng lo lắng cho sự an toàn của hoàng đế liền chạy đến can ngăn và đánh thức ông nhưng kết cục họ nhận được chỉ là những cú đánh dã man. Dù vậy, họ chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà không thể than vãn.
Trong lịch sử, vua Thư Cừ Mông Tốn không phải vị hoàng đế duy nhất có thói quen đặt thanh gỗ trên đầu giường. Vua Chu Hữu Trinh - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Hậu Lương và vua Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung cũng từng đặt thanh gỗ đầu long sàng của mình.
Thanh gỗ này được coi như một vũ khí tự vệ, giúp hoàng đế cảm thấy an tâm hơn khi ngủ nếu lỡ có kẻ muốn trả thù hoặc ám sát mình.