Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc , nhiều di vật văn hóa, cổ vật đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là những bảo vật vô giá và được nhiều người săn lùng. Những người thực sự yêu thích sưu tập không ngần ngại chi nhiều tiền cho chúng, vì vậy mà một số nhà cung cấp bất hợp pháp đã nhân cơ hội này bằng mọi cách kiếm lợi nhuận khổng lồ từ những món đồ fake.
trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc , nhiều di vật văn hóa, cổ vật đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là những bảo vật vô giá và được nhiều người săn lùng.
Một số gia đình bình thường cũng có những món đồ cổ quý do tổ tiên để lại trong gia tộc, nhưng do thiếu hiểu biết về tình hình thị trường, nên các tay buôn cũng nhân cơ hội này mua gom giá rẻ rồi bán lại với mức giá cao ngất ngưởng.
Nhằm phổ biến kiến thức chơi cổ vật và tránh cho nhiều người bị lừa hơn, các chương trình thẩm định bảo vật ở Trung Quốc cũng đã được sản xuất và phát sóng thường xuyên hơn trong thời gian qua.
Các chương trình này nhận được nhiều sự ủng hộ từ khán giả cả nước, bởi ban thẩm định hay người dẫn chương trình đều là những người nổi tiếng hoặc bậc thầy trong việc giám định cổ vật . Nó vừa thỏa mãn trí tò mò của khán giả, vừa giải đáp và góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm được mang tới giám định.
Tuy nhiên, ngoài những lần cổ vật văn hóa tìm lại được giá trị đích thực của mình, thì cũng không ít lần gặp sự cố dở khóc dở cười. Ví dụ như trong một chương trình cách đây nhiều năm, "Hòa thân" Vương Cang đã đập nhầm một món đồ cổ trị giá 200 triệu nhân dân tệ.
Sự gia tăng của các chương trình thẩm định
Mấy năm nay có rất nhiều loại chương trình thẩm định được lên sóng truyền hình Trung Quốc , nội dung chung quy đều là mời chuyên gia trong ngành đến xác định tính xác thực của bảo vật của khách mời, đương nhiên phải kể đến cả những nhân vật dẫn chương trình là các nghệ sĩ nổi tiếng.
Sau khi hiểu được những lợi ích của những tiết mục giám bảo này, ngày càng có nhiều đơn vị cá nhân bắt tay đầu tư vào làm thể loại chương trình này. Để thu hút sự chú ý của khán giả, một chương trình có tên "Sưu tầm thiên hạ" cũng đã mời nghệ sĩ Vương Cang tới làm người dẫn chương trình .
Vì bản thân Vương Cang cũng đã có một mức độ nổi tiếng nhất định, nên độ hot của chương trình cũng chưa từng giảm nhiệt.
"Hòa thân" Vương Cang đã đập nhầm một món đồ cổ trị giá 200 triệu nhân dân tệ.
Điều khác biệt giữa chương trình này với các chương trình khác là họ có một đoạn khiến khán giả cảm thấy phấn khích, đó là nếu chuyên gia xác minh bảo vật là giả, người dẫn chương trình sẽ tự tay đập nát bảo vật đó.
Các khách mời đến tham chương trình đều đã ký hợp đồng từ trước, và đồng ý với bước đập đồ này nếu bảo vật là giả.
Năm 2012, một người đàn ông tên Phó Thường Dũng (Fu Changyong) đã mang đồ gia truyền của gia đình đến chương trình và nhờ chuyên gia thẩm định, nhưng không ngờ quyết định này lại gây ra rắc rối cho chính bản thân mình.
Vì đã ký hợp đồng trước khi tham gia chương trình , Phó Thường Dũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn Vương Cang đập nát bảo vật mà mình mang tới.
Giám định nhầm lẫn
Sau khi nhận được bảo vật trên tay, các chuyên gia giám định bắt đầu xem xét kỹ lưỡng, nhưng sau khi phân tích, họ kết luận rằng món đồ cổ này là đồ giả. Khi thấy các chuyên gia tại trường quay nói như vậy, Phó Thường Dũng không tỏ ra nghi ngờ, nhưng anh vẫn không đành lòng để họ đập món đồ của mình.
Tuy nhiên, vì đã ký hợp đồng trước khi tham gia chương trình , Phó Thường Dũng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn Vương Cang đập nát bảo vật mà mình mang tới.
Sau khi trở về nhà, Phó Thường Dũng càng nghĩ càng cảm thấy không cam tâm. Anh đem toàn bộ mảnh vỡ của món đồ tìm tới các chuyên gia khác. Nhưng điều bất ngờ là, những vị chuyên gia mà anh tìm tới lại cho anh một câu trả lời sốc toàn tập. Họ cho rằng đây là một báu vật có trị giá ít nhất 200 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 700 tỷ đồng).
Sau khi biết tin, Phó Thường Dũng rất tức giận nên đã tìm gặp ê-kíp chương trình và mong họ bù đắp thiệt hại cho mình. Nhưng nhóm làm chương trình đã tìm các điều khoản mà Phó Thường Dũng ký lúc đầu, và họ nói rằng sẽ không có trách nhiệm tiếp theo nữa. Phó Thường Dũng không chịu chấp nhận câu trả lời này, sau đó đã kiện ê kíp làm chương trình ra tòa.
Sau nhiều lần đôi co qua lại, sự việc ngày càng nhiều người biết đến. Nhưng Phó Thường Dũng vẫn thua kiện và không nhận được tiền bồi thường.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ ê-kíp chương trình đã thắng, nhưng sau khi sự việc bị đưa lên mặt báo rùm beng, nhiều khán giả nghi ngờ tính xác thực từ ý kiến mà chuyên gia ê-kíp chương trình đưa ra, cho rằng họ đã làm hư hại một cổ vật văn hóa nên bồi thường thiệt hại cho đương sự.
Tuy nhiên, cũng không ít khán giả cho rằng quyết định của tòa án không có vấn đề gì, vì thỏa thuận được ký bởi Phó Thường Dũng trước đó là tự nguyện, nên việc phải chịu rủi ro nhất định là bình thường.
Một khi sơ suất xảy ra và cổ vật bị phá hủy sẽ là một tổn thất lớn đối với ngành khảo cổ Trung Quốc . Và trường hợp của Phó Thường Dũng là một ví dụ điển hình cần rút kinh nghiệm.
Sau một thời gian tranh cãi, ngày càng ít người xem chương trình thẩm định này hơn. Sau đó do rating ngày càng giảm, cuối cùng chương trình chỉ có thể lựa chọn dừng phát sóng.
Việc bảo vệ các di tích, cổ vật văn hóa là một việc rất tốt, ý định ban đầu của Chương trình này là giúp cho các cổ vật văn hóa tìm được giá trị đích thực của mình, và khiến cho hàng giả không còn chỗ đứng. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý của khán giả, một số chương trình không ngần ngại dùng chiêu trò giả mạo để tăng rating.
Hơn nữa, việc thẩm định của chuyên gia cũng không đảm bảo là đúng 100%, một khi sơ suất xảy ra và cổ vật bị phá hủy sẽ là một tổn thất lớn đối với ngành khảo cổ Trung Quốc . Và trường hợp của Phó Thường Dũng là một ví dụ điển hình cần rút kinh nghiệm.