Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn thường gặp có ảnh hưởng tới ruột già (đại tràng). Các triệu chứng của hội chứng này có thể rất khác nhau tùy vào thể trạng của mỗi người và dễ bị nhầm lẫn với những loại bệnh khác.
Trong số đó, những triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy là đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón và đặc biệt là cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường trên, ngoài việc đi khám chuyên khoa và trị liệu bằng thuốc, tắm rửa chính là phương pháp hiệu quả giúp giảm nhẹ các cơn đau và tình trạng chướng bụng.
Theo thống kê của WHO, có 20% dân số thế giới mắc hội chứng ruột kích thích, trong đó 65% bệnh nhân là nữ. (Tranh minh họa).
2. Tắc ruột
Tình trạng tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Loại bệnh lý này xảy ra khi hơi và các dịch tiêu hóa trong lòng ruột bị ngừng lưu thông.
Tắc ruột được chia làm 2 loại là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng. Tắc ruột cơ học xảy ra do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn.
Tắc ruột cơ năng là tình trạng ruột ngừng nhu động hoặc bị liệt. Trong đó, chướng bụng được biết tới là một trong những dấu hiệu của tắc ruột do liệt ruột.
3. Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng Giardia cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tình trạng chướng bụng. Bệnh này do trùng roi Giardia lamblia gây nên. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Tại một số nước Âu, Mỹ, bệnh gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc lứa tuổi 25-39 và thường tăng cao từ tháng 7 đến thàng 10 hằng năm.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm Giardia lamblia ở trẻ em là khoảng 15% và ở người lớn khoảng 1-10%.
Các biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này bao gồm những triệu chứng như: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính, hội chứng giảm hấp thu. Đi kèm với đó là các dấu hiệu như phân lỏng, có chứa dịch nhầy, sụt cân và mệt, mỏi, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng.
Do phát tán qua nguồn nước và dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa, mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Giardia.
Vì vậy, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và tránh bệnh lây lan trên diện rộng.
Vòng đời của trùng roi Giardia lamblia. (Tranh: nguồn Internet).
4. Ung thư cổ tử cung
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí British Medical Journal của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol đã chứng minh, chướng bụng là một trong những triệu chứng cơ bản của ung thư cổ tử cung.
Theo đó, những phụ nữ có dấu hiệu chướng bụng thường xuyên cần được kiểm tra sức khỏe, bởi người mang triệu chứng này sở hữu nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với người bình thường.
4 triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung là chướng bụng, đau bụng, chảy máu và mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đi tiểu thường xuyên, táo bón hoặc tiêu chảy, chảy máu bất thường, giảm cân và mệt mỏi.
Phụ nữ cần cảnh giác đặc biệt cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nếu xuất hiện triệu chứng chướng bụng thường xuyên. (Ảnh minh họa).
5. Viêm bàng quang kẽ
Đau chướng phần bụng dưới đi kèm với biểu hiện tiểu tiện bất thường, đi tiểu nhiều lần rất có thể là dấu hiệu báo trước căn bệnh viêm bàng quang kẽ.
Viêm bàng quang kẽ - cũng được gọi là hội chứng đau bàng quang, là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi sự kết hợp của áp lực không thoải mái bàng quang, đau bàng quang và đôi khi đau ở xương chậu, có thể từ nóng nhẹ hay khó chịu đến đau nặng.
Viêm bàng quang kẽ là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến 1 triệu người dân nước Mỹ. Trong khi nó có thể ảnh hưởng đến trẻ em và nam giới, hầu hết những người bị ảnh hưởng là phụ nữ.
Cách cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng
- Uống đủ nước: Hấp thu đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho cơ thể "tống" các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể, giúp hệ tiêu hóa và vùng bụng trở nên dễ chịu hơn.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh: Thói quen ăn uống lành mạnh này sẽ cung cấp lượng chất xơ lớn cho cơ thể, giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa – bài tiết và đẩy các độc tố và chất cặn bã ra bên ngoài.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn từ tốn, nhai thức ăn kỹ lưỡng, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày sẽ giảm nguy cơ bị co rút dạ dày và các chứng khó tiêu khác.
- Ngừng nhai kẹo cao su: Thường xuyên ăn kẹo cao su sẽ làm cho bụng bị tích nhiều khí, dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế ăn các thức ăn chua, cay, ngọt, ăn từ 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày và không uống rượu, hút thuốc cũng là một trong những cách giúp bạn nói tạm biệt với tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
*Theo CNYS