Theo báo cáo của Spotlight Zimbabwe, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đưa một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ tới Zimbabwe. Động thái này được xem là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng cường hợp tác quân sự với Chính phủ ở Harare.
Các tin tình báo gửi về Washington cho thấy sự việc liên quan mật thiết tới việc Trung Quốc cũng đã được Zimbabwe "bật đèn xanh" xây dựng một căn cứ không quân bí mật dưới lòng đất quốc gia Châu Phi này từ tháng 12/2014.
Lực lượng đặc biệt tinh nhuệ PLA nói trên được cho là đơn vị tiền trạm để bảo vệ căn cứ quân sự sắp tới của Trung Quốc, cũng như bảo vệ các dự án khai thác độc quyền kim cương và vàng tại Zimbabwe.
Binh lính Zimbabwe trong cuộc đảo chính lật đổ ông Mugabe năm 2017
Theo một bài báo khác của Spotlight Zimbabwe, Trung Quốc cũng đã đặt tên lửa đất đối không ở Zimbabwe.
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và nhạy cảm, theo lời một nhà ngoại giao châu Á đã bình luận vào tháng 8/2018:
"Theo thỏa thuận, điều này sẽ tăng cường phòng thủ Zimbabwe nhưng lại mặc định an nguy của nó gắn liền với Trung Quốc. Hệ thống tên lửa HQ-9 đặt tại Zimbabwe tương tự như hệ thống S-300 đang được sử dụng để bảo vệ các thực thể trái phép ở Biển Đông.
Zimbabwe đã trở nên rất quan trọng đối với Bắc Kinh, nếu không, họ sẽ không di chuyển các thiết bị quân sự hạng nặng và quan trọng như vậy tới đây".
Cựu lãnh đạo Zimbabwe Mugabe đã cực lực phản đối hiện diện quân sự của Trung Quốc, nhưng chỉ vài tháng sau đó ông bị loại bỏ khỏi quyền lực. Chính quyền mới đã sửa đổi và ký kết thỏa thuận quân sự mới, đó là "đèn xanh" cho việc triển khai HQ-9.
Spotlight Zimbabwe cũng đã nhận được xác nhận tương tự từ một cựu bộ trưởng trong chính quyền của Cựu tổng thống Robert Mugabe, và các nguồn ngoại giao châu Á giấu tên ở Nam Phi.
Theo các nguồn tin, Trung Quốc đã gửi lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đến Zimbabwe kể từ năm 2014 để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho Quân đội Quốc gia Zimbabwe (ZNA).
Một thỏa thuận cuối cùng có thể đã đạt được giữa hai nước trước đây thông qua Bộ quốc phòng và lãnh đạo quân đội hai bên, nhưng Mugabe đã từ chối, sau khi cáo buộc các quan chức Trung Quốc tham nhũng, và cướp bóc kim cương ở Marange.
Mugabe cũng cáo buộc nghi ngờ về mối quan hệ của Tân Tổng thống Emmerson Mnangagwa với Trung Quốc.
Trung Quốc đã thể hiện quan điểm rất "tha thiết" để thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài ở Zimbabwe, nhằm bảo vệ cái gọi là "lợi ích kinh tế to lớn" của họ ở đây nhưng Mugabe đã chống lại hành động mà ông gọi là các "hoạt động giám sát".
Bây giờ có mọi lý do đều đã đủ để tin rằng vụ lật đổ Mugabe tháng 11/2017 có thể là kết quả của việc Trung Quốc coi Mugabe tiếp tục nắm quyền lực là mối đe dọa đối với các khoản đầu tư của họ, đặc biệt là quyền khai thác kim cương.
Tuy nhiên cho tới khi Ông Mnangagwa nắm quyền, chính quyền của ông này đã mời Trung Quốc quay lại khai thác kim cương ở Marange và lực lượng đặc biệt PLA đã nhận được đèn xanh từ Phó Tổng thống Constatino Chiwenga.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Ông Chiwenga được cho là trung tâm của phe phái chính trị có những mối quan hệ ngầm và đồng ý với Trung Quốc về việc triển khai căn cứ quân sự ở nước này.
Nếu sự thật hành động lật đổ của Trung Quốc ở Zimbabwe bị phanh phui, nó sẽ chỉ tiếp tục khẳng định Trung Quốc sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để có thể triển khai căn cứ quân sự tại quốc gia Châu Phi này.
Tướng Constatino Chiwenga (nay là Phó Tổng thống Zimbabwe) trong một chuyến viếng thăm Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)