Vị bác sĩ người Anh dành cả đời cống hiến cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc

Hồng Ánh |

Là người Anh nhưng cha con bác sĩ David Landsborough đã đem y học phương Tây truyền bá, cống hiến 68 năm cuộc đời và sự nghiệp của mình cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc.

Khi ông đến Formosa ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh, nơi đây đang tổ chức cuộc triển lãm ghi lại lịch sử cống hiến của cha con bác sĩ David Landsborough dành cho Đài Loan tại phòng trưng bày của Giáo hội Cải cách Thống nhất với tên gọi "Từ Anh Quốc đến Đài Loan: Cha con bác sĩ David Landsborough và lịch sử truyền giáo" kéo dài từ ngày 27/9/2017-6/10/2017.

David Landsborough III trên mảnh đất Đài Loan

Năm đó, bác sĩ David Landsborough tốt nghiệp đại học y khoa Edinburgh đã đi thuyền vượt biển đến miền Trung Đài Loan.

Thời bấy giờ, các phương diện, điều kiện của Đài Loan không được như bây giờ, không chỉ thiết bị y tế hạn hẹp mà còn phải khắc phục rào cản ngôn ngữ.

Vào thời điểm đó, điều kiện y tế của Đài Loan không được tốt, bác sĩ David Landsborough đã bị sốt rét vì dịch bệnh lan tràn. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng bác sĩ này không hề lui bước, vẫn kiên trì đến cùng.

Bác sĩ Landsborough đã mở y quán Chương Hóa tại huyện Chương Hóa. Đây chính là tiền thân của bệnh viện cơ đốc giáo Chương Hóa. Câu chuyện "Tình yêu cắt da" cảm động đã diễn ra ở đây.

Câu chuyện cắt da vợ

Hồi đó, cậu bé nghèo Châu Kim Diệu được đưa đến y quán Chương Hóa. 

Vì bị ngã trầy da không được chữa trị mà chỉ đắp thảo dược và thoa dầu tóc nên bệnh tình của cậu ngày càng xấu đi. Sau 21 ngày, cha của Châu Kim Diệu cõng con trai đến y quán Chương Hóa chữa trị.

Thấy chữa bằng thuốc bột không hề có tiến triển, vết thương của con trở nên nghiêm trọng đến mức đi lại rất khó khăn, lòng người cha nóng như lửa đốt, không biết phải làm thế nào. 

May mà trên đường tìm thầy thuốc chữa trị cho con, ông gặp 1 người tốt khuyên rằng: "Tốt nhất nên đến tìm bác sĩ Landsborough ở cửa Tây mà chữa trị."

Cha Kim Diệu vội cõng con trai đến y quán Chương Hóa. Ở đây, cậu bé được chăm sóc tốt nhất, ngoài chữa trị, Landsborough phu nhân còn dạy bệnh nhân nhỏ này đọc sách, hát thi ca, ngâm thơ và đan len để quên đi cơn đau và nỗi buồn khi nằm viện dài ngày. 

Tuy nhiên vết thương để quá lâu mới được đưa đến chữa trị nên nó không chỉ khó lên da non mà sợ là còn phát triển thành viêm tủy nặng.

Bác sĩ Landsborough cố tìm mọi cách chữa trị. Ông xem hồ sơ bệnh án và biết rằng cấy ghép da là cách có thể chữa trị duy nhất. Lấy da cấy ở đâu? Cắt da của ai để cấy chứ? 

Khi bác sĩ đang đau đầu vì chuyện này thì vợ ông chủ động đề nghị: "Nếu cắt da của tôi cấy ghép cho Kim Diệu thì có chữa được bệnh của cậu bé không?"

Đây chính là "ca phẫu thuật cấy da" đầu tiên ở Đài Loan. Bác sĩ Landsborough phụ trách chính. Ông đã tự tay cắt 4 mảnh da đùi của vợ mình cấy ghép lên đùi của Kim Diệu. 

Đáng tiếc ca phẫu thuật này không thành công. Vì tác dụng bài trừ dị thể nên vài ngày sau, miếng da được cấy ghép đã tự động rơi ra.

Sau đó bác sĩ này đã phải sử dụng phương pháp cấy ghép tự thân. Sau một thời gian dài chăm sóc cẩn thận, cuối cùng bệnh nhân đã bình phục.

Vị bác sĩ người Anh dành cả đời cống hiến cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc - Ảnh 1.

(Châu Kim Diệu sau phẫu thuật)

Sau khi ra viện, vợ chồng bác sĩ Landsborough luôn ủng hộ, hỗ trợ cho Châu Kim Diệu. Biết gia cảnh của cậu bé khó khăn nhưng lại mong cậu học tiếp nên họ đã chu cấp cho cậu học tiếp mà không phải lo lắng chuyện sau này.

Trước đây, câu chuyện cảm động "Tình yêu cắt da" chưa từng được vợ chồng bác sĩ Landsborough nhắc đến với người khác. 

Họ luôn lặng lẽ hy sinh. Mãi sau này Châu Kim Diệu khôn lớn, trở thành một mục sư, một lần thuyết giảng, người bệnh năm xưa này đã chủ động kể cho mọi người nghe câu chuyện "Tình yêu cắt da".

"Tuy da của mẹ Landsborough không dính trên cơ thể tôi nhưng nó mãi mãi dính chặt vào trái tim tôi." Dù đã câu chuyện qua mấy chục năm nhưng mục sư này vẫn rất cảm động và đầy biết ơn.

Bác sĩ Landsborough đã hành nghề y ở Đài Loan 40 năm, bà con Chương Hóa đều lưu truyền câu "Cung tổ mẫu cửa Nam, bác sĩ Lands cửa Tây" đủ thấy mọi người kính trọng ông thế nào. 

Khi bác sĩ nghỉ hưu về Anh đã có hàng nghìn người dân không nỡ rời xa đi tiễn ông.

Bởi tư chất thanh cao, sau khi về Anh, bác sĩ Landsborough không có tiền mua nhà. Sau này ông được thừa hưởng gia tài của người anh em không có con thừa kế mới mua được căn nhà gạch 2 tầng.

Bác sĩ Landsborough được mệnh danh là "Formosa". Trên cửa sắt nhà ông có đúc chữ này. Nó chính là tâm huyết cả đời của ông ở Đài Loan.

Vị bác sĩ người Anh dành cả đời cống hiến cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc - Ảnh 2.

(Bức ảnh chụp chung của vợ chồng bác sĩ David Landsborough và Chu Kim Diệu)

Điều cảm động là câu chuyện tình yêu vẫn chưa kết thúc.

David Landsborough IV trên mảnh đất Đài Loan

Từ nhỏ, con trai bác sĩ David Landsborough đã lớn lên ở Chương Hóa, là một đứa trẻ Đài Loan thực sự. Cậu nói tiếng Trung lưu loát, trôi chảy hơn rất nhiều người Đài Loan.

"Tôi là một người Anh gốc Đài Loan lớn lên ở Chương Hóa. Tôi vốn sinh ra ở Chương Hóa. Hồi nhỏ, tôi thường đi đá bóng với đám trẻ ở đó. Bọn trẻ đều là người Đài Loan, rất thú vị." Bác sĩ David Landsborough nói tiếng Trung một cách lưu loát.

Thời đó, đại đa số người Đài Loan sống không hề giàu có, rất nhiều người dân nghèo khổ cần giúp đỡ. Có lần bác sĩ Landsborough cùng cha đi dạo trên đường phố Chương Hóa, thấy bên đường có một người ăn mày khổ sở, toàn thân lở loét, đầy mụn nhọt, còn chảy mủ và máu, bốc mùi kinh khủng, mọi người đều kinh sợ tránh xa nhưng cha của bác sĩ này đã đưa người đó đến bệnh viện chăm sóc.

Bác sĩ Landsborough nói: "Hành động của cha tôi thật sự đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi." Ông quyết chí: "Phải chữa trị cho những người dân nghèo khổ."

Hồi đó, Đài Loan vẫn chưa có chương trình y học hoàn thiện. 

David Landsborough đã về Anh để học y. 

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thần kinh học, ông đồng thời giành được học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành tại học viện Hoàng gia Luân Đôn. Ông đã thay cha đến Đài Loan cống hiến y học.

Đến tận lúc nghỉ hưu, bác sĩ David Landsborough chưa từng rời khỏi Đài Loan. Ông chỉ chuyên tâm chữa trị, coi trọng giáo dục. 

Ông đào tạo các học trò Đài Loan, nói với các bác sĩ trẻ rằng: "Khám bệnh quan trọng nhất là quan sát từ đầu đến chân, hơn nữa không chỉ nhìn con người mà còn phải xem hoàn cảnh của người đó, có lòng cảm thương đối với những đau đớn của người bệnh, quan tâm chân thành đến tình hình của bệnh nhân."

"Khí chất cao quý đương nhiên quan trọng nhưng là một bác sĩ, một trái tim nhân ái, dịu dàng, khiêm tốn, khoan dung với người bệnh còn quan trọng hơn." Bác sĩ David đã dạy các bác sĩ trẻ như vậy.

Vị bác sĩ người Anh dành cả đời cống hiến cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc - Ảnh 3.

(Bác sĩ David Landsborough viết 4 tôn chỉ của bệnh viện lên bảng đen)

Bác sĩ David lấy "tinh thần rửa chân" của "Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ" làm tinh thần cốt lõi của bệnh viện. Ông luôn ghi nhớ, cũng như tuân thủ ý niệm ban đầu học y của mình.

Ông có dáng người cao lớn nhưng lại có một trái tim chu đáo từng li từng tí một. Thời tiết mùa đông rất lạnh, đến cả ống nghe nhịp tim cũng lạnh buốt. 

Khi khám cho người bệnh, nhất định bác sĩ sẽ nắm ống nghe trong lòng bàn tay cho ấm rồi mới đặt lên người bệnh nhân để tránh miếng kim loại lạnh buốt làm người bệnh cảm thấy khó chịu.

Thời đó, bảo hiểm y tế chưa có, phúc lợi xã hội cũng thiếu thốn, bác sĩ David Landsborough luôn không ngại phiền phức nhắc các đồng nghiệp trong bệnh viện, cố gắng giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân. 

Ông nói: "Gánh nặng không cần thiết thì cho dù là 1 xu, 1 hào cũng không được phép."

Bác sĩ David Landsborough sống và cống hiến ở Đài Loan hơn 30 năm. Khi về hưu, chủ tịch đã tặng ông 2 triệu tệ tiền hưu nhưng ông không lấy một xu mà đem quyên tặng lại hết.

Vị bác sĩ người Anh dành cả đời cống hiến cho mảnh đất Đài Loan, Trung Quốc - Ảnh 4.

(Bác sĩ David Landsborough cao lớn đi chiếc xe đạp 28 inch)

Người dân Chương Hóa mãi mãi nhớ đến hình ảnh bác sĩ David đi chiếc xe đạp xuyên qua khắp các phố lớn ngõ nhỏ của mảnh đất này. Ông không chỉ khám ở bệnh viện mà còn đến tận nhà người bệnh.

Sau khi bác sĩ David nghỉ hưu, bệnh viện cơ đốc giáo Chương Hóa đã giữ chiếc xe đạp này làm vật kỷ niệm nhưng không ngờ có lần ông về thăm bệnh viện, nhìn thấy chiếc xe đạp này, không kìm được lòng đã trèo lên đi và phát hiện ra nó vẫn có thể đạp được, còn có thể sử dụng bèn hỏi các đồng nghiệp: "Còn dùng được sao không đem cho người cần nó?"

Khi về hưu, bác sĩ David đem theo 2 chiếc vali da cũ về Anh sống những năm cuối đời ở quê nhà. Ông không hề quên Đài Loan. 

Khi về nước ông đã lén mang theo cây đa giống của Đài Loan về trồng trong sân nhà mình, là thành quả ông thích khoe với bạn bè nhất, cũng là thứ thể hiện tình yêu cháy bỏng của ông với Đài Loan. 

Biển nhà của ông cũng viết chữ "Nhà David Landsborough" bằng chữ Hán như hồi ông còn sống ở Đài Loan.

Trong lễ trao thưởng vẻ đẹp Đài Loan, bác sĩ David Landsborough với mái tóc bạc phơ lên nhận giải thưởng, ông phát biểu bằng tiếng Trung: "Tôi là một người Đài Loan quốc tịch Anh lớn lên ở Chương Hóa." 

Câu nói của ông đã khiến mỗi người có mặt ở đó đều cảm động. Câu nói đó đã được dán trong bảo tàng lịch sử của bệnh viện cơ đốc giáo Chương Hóa.

Bác sĩ David Landsborogh cũng nhận được giải thưởng đóng góp y tế cho những cống hiến cả đời của ông ở Đài Loan, được tổng thống trao tặng Huy chương ngôi sao lớn màu tím. 

Khi nhận giải thưởng, ông nói thế này: "Tôi thật sự rất có phúc mới có thể làm trẻ con ở Đài Loan, sau đó lớn lên lại được phục vụ người Đài Loan."

Đài Loan có bác sĩ David Landsborough đúng là cái phúc của mảnh đất này. Trí nhớ những năm cuối đời sống 1 mình của bác sĩ David ngày càng kém, không ổn định. Có lần không cẩn thận bị ngã, mọi người vội đưa đến bệnh viện mới phát hiện ra xương hông bị gãy, sau khi phẫu thuật và điều trị, ông được đưa đến viện dưỡng lão.

Trước lúc lâm chung, bạn bè đến thăm ông có hỏi: "Ông muốn viết thư cho ai?" Bác sĩ này chỉ viết 2 chữ "Đài Loan" và nó trở thành bút tích cuối cùng của cuộc đời ông.

Lúc qua đời, miệng bác sĩ Landsborough lẩm bẩm gì đó, hộ lý người Anh nghe mà không hiểu, cho rằng ông nói linh tinh nhưng con trai cả hiểu tiếng Trung vừa nghe liền phát hiện ra, ông nói tiếng Trung. 

Ông dùng thứ tiếng đó để nói chuyện với người vợ đã đi trước ông 1 bước, với những người bạn Đài Loan ông luôn nhung nhớ, câu cuối cùng chính là: "Phải chăm sóc cho người khốn khổ, phải chăm sóc cho người nghèo đói…"

Cha con bác sĩ David Landsborough đã cống hiến 68 năm cuộc đời và sự nghiệp ở Đài Loan. Họ từ xa vượt biển đến, đem y học hiện đại vào Đài Loan, đem "tình yêu" trải khắp mảnh đất này. 

Giờ chúng ta thường nghe "tình yêu" với mảnh đất nào đó nhưng tình yêu này là gì? Cha con bác sĩ David Landsborough đã dùng hành động của mình để nói cho chúng ta hiểu được tình yêu đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại