"Vết sẹo" 2 tỷ năm tuổi trên Trái Đất: "Bằng chứng thép" cho cuộc chạm trán ngoài hành tinh

Trang Ly |

Để có được như ngày hôm nay, Trái Đất đã trải qua rất nhiều biến cố...

Trái Đất từ ​​khi sinh ra trong vũ trụ đã có 4 tỷ năm "tuổi". Trong lịch sử tồn tại lâu dài của Trái Đất thì các vì sao, hành tinh, vệ tinh, tiểu hành tinh trong vũ trụ cùng với Trái Đất đều có phương thức hoạt động cố định hoặc bất định. Sự hình thành của Hệ Mặt Trời, Mặt Trăng, tiểu hành tinh va vào Trái Đất, sao chổi... chứng minh cho nhận định đó.

Khi sự phát triển của nền văn minh nhân loại hình thành trên Trái Đất, chúng ta đã bắt đầu khám phá những bí ẩn của vũ trụ và chính hành tinh của chúng ta.

Con người đã phát hiện ra vô số hố va chạm trên Trái Đất do các "ngôi sao rơi" từng lao vào Trái Đất tạo thành. Những "ngôi sao rơi" này sau đó được gọi là "thiên thạch/tiểu hành tinh", và những dấu vết chúng để lại trên Trái Đất được gọi là "hố thiên thạch" hoặc hố va chạm.

Có thể nói, hố thiên thạch là biểu tượng và bằng chứng về sự giao nhau của các vật thể vũ trụ và Trái Đất. Không chỉ vậy, một số nhà khoa học ủng hộ thuyết "ngoại sinh" thậm chí còn tin rằng nước và năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất ngày nay đều do tác động của thiên thạch và sao chổi.

Mặc dù điều này không được hỗ trợ bởi bằng chứng xác thực, nhưng hố thiên thạch vẫn rất có giá trị đối với các nhà khoa học đang nghiên cứu thiên thể vũ trụ. Nó có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu sự hình thành và tiến hoá của Trái Đất, sự thay đổi của khí hậu, môi trường và động vật thời cổ đại, vai trò của quá trình sinh học và khoáng hoá.

Ngày nay, người ta đã khám phá ra rất nhiều hố thiên thạch, thông qua việc nghiên cứu chúng, người ta đã khám phá ra nhiều bí mật chưa được biết đến từ thời cổ đại cũng như những khoáng chất độc đáo được tạo ra khi thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất.

HỐ THIÊN THẠCH LỚN NHẤT HÀNH TINH

Theo báo cáo của Cơ sở dữ liệu về tác động của Trái Đất đưa ra năm 2016, trên toàn thế giới có khoảng 190 hố va chạm tìm được tính cho đến nay. Và hố thiên thạch lớn nhất, lâu đời bậc nhất và bị xói mòn nghiêm trọng nhất hành tinh chính là Vredefort Crater ở Nam Phi.

Hố thiên thạch Vredefort là một miệng hố va chạm đã tồn tại trên Trái Đất 2 tỷ năm - nó là hệ quả sau cú va chạm kinh hoàng của thiên thạch với Trái Đất ở tốc độ phải từ 40.000 đến 250.000 km/giờ. Đường kính của Vredefort Crater vượt quá 300 km, là hố thiên thạch lớn nhất và lâu đời bậc nhất trên thế giới (xếp thứ 2 sau hố thiên thạch Yarrabubba ở Úc (2.229 tỷ năm tuổi), NASA cập nhật thông tin năm 2020.

Vết sẹo 2 tỷ năm tuổi trên Trái Đất: Bằng chứng thép cho cuộc chạm trán ngoài hành tinh - Ảnh 1.

Hố thiên thạch Vredefort ở Nam Phi.

Hố thiên thạch khổng lồ này nằm ở tỉnh Free State, Nam Phi. Vì hố thiên thạch này quá lớn nên người dân địa phương không nhận ra đó là "di sản" từ cuộc "gặp gỡ" của Trái Đất và thiên thạch. Tuy nhiên, kích thước khổng lồ của nó đã thu hút giới khoa học và các nhà địa chất từ khắp nơi trên thế giới.

Năm 2005, Liên Hợp Quốc đã quyết định đưa hố va chạm Vredefort vào danh sách Di sản thế giới cần được bảo vệ.

NHÌN VỀ QUÁ KHỨ - HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI

Nói về hố va chạm/hố thiên thạch, không ít người không biết đến hố Chicxulub (bán đảo Yucatán ở Mexico), đường kính 150 km, xảy ra khoảng 65 triệu năm trước.

Nhiều nhà khoa học cho rằng có lẽ sự tuyệt chủng của một thế hệ khủng long trên Trái Đất lúc bấy giờ có liên quan đến sự biến đổi khí hậu do tác động của thiên thạch này. 

Tương tự như vậy, với tư cách là hố thiên thạch lớn nhất thế giới, sự hình thành của hố va chạm Vredefort lẽ ra phải có tác động nghiêm trọng đến khí hậu và sự tiến hóa sinh học của Trái Đất. Chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra chính xác nó đã ảnh hưởng đến điều gì và tác động ra sao.

Trước đó, Liên Hợp Quốc đã thành lập một nhóm nghiên cứu khoa học, đóng tại Nam Phi, và tiến hành nghiên cứu khoa học tại hố thiên thạch Vredefort trong 7 năm. Cuối cùng người ta khẳng định rằng sức công phá của thiên thạch lao vào Vredefort đủ để thay đổi khí hậu và cấu trúc của mảng châu Phi. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu những tác động lâu dài từ trước đó của Vredefort.

Điều khác biệt so với các hố thiên thạch khác trên thế giới của Vredefort là nó đã phát triển từ một nơi đáng lẽ phải bị bỏ hoang thành một thành phố hoàn chỉnh với hàng trăm nghìn cư dân, và nhiều thế hệ người đã ở trong miệng núi lửa khổng lồ này như một thiên đường thanh bình.

Các nhà khoa học cho biết, thiên thạch lao vào Trái Đất có thể còn để lại những "vết sẹo" lớn cho Trái Đất ở dưới đáy biển sâu. Bởi những hố thiên thạch chúng ta tìm được đến nay đều ở trên mặt đất.

Do diện tích đáy biển rất lớn và sâu nên hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có đủ công nghệ để tiến hành các cuộc điều tra chi tiết. Do đó, hố va chạm dưới đáy biển vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong giới khoa học. Muốn nghiên cứu thì còn phải trải qua quá trình tìm tòi dài hơi của các nhà khoa học, và đây cũng sẽ là hướng đi mà các nhà khoa học cần nỗ lực trong tương lai.

Bài viết sử dụng nguồn: QualityandCertification, Yqqlm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại