Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đang bị áp lực ngày càng tăng khi nền kinh tế của đất nước gần như sụp đổ.
Việc giá dầu xuống thấp cùng các chính sách chi tiêu công mạnh tay nhiều năm qua đã khiến ngân sách của Venezuela cạn kiệt.
Venezuela đang thiếu tiền để nhập khẩu nguyên liệu thô, khiến cả nền sản xuất đình đốn. Chính phủ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế.
Nạn cướp bóc trong các siêu thị cửa hàng trở nên đáng báo động và các cuộc biểu tình nổ ra trên phố ngày càng nhiều để phản đối tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Ở Venezuela lúc này, nhiều chuyện khó tin đang trở nên bình thường. Lượng nước ở con đập thủy điện cung cấp 75% điện năng cho toàn Venezuela đang ở mức thấp kỷ lục vì hạn hán.
Chính phủ nước này đã yêu cầu phụ nữ ngừng sấy tóc và người dân làm việc trong khu vực công chỉ đến công sở hai ngày một tuần để tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, cho đến nay, mức độ khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở quốc gia châu Mỹ này còn được phản ánh qua giá của… một chiếc bánh mỳ kẹp thịt hamburger.
Người Venezuela đang trải qua giai đoạn rất tồi tệ. Giá thực phẩm tăng và tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến họ rất chật vật mới duy trì được cuộc sống.
Venuezela chìm trong cuộc khủng hoảng tiền tệ do giá dầu thế giới sụt giảm và sự quản lý yếu kém của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.
Tỷ giá hối đoái chính thức hiện tại là 10 bolivar đổi 1 USD.
Điều đó có nghĩa là một chiếc bánh mỳ được bán với giá 1.700 bolivar, tương đương với 170 USD (khoảng hơn 3 triệu đồng), theo AFP.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), lạm phát ở Venezuela hiện tại ở mức 720% và người dân ở thủ đô nước này phải xếp hàng dài để mua thức ăn.
Người Venezuela đang trải qua giai đoạn rất tồi tệ. Giá thực phẩm tăng và tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến họ rất chật vật mới duy trì được cuộc sống.
Theo một nghiên cứu gần đây, 87% người Venezuela cho biết thu nhập của họ hiện không đủ chi cho nhu cầu thực phẩm thiết yếu.
Người dân thường phải xếp hàng nhiều giờ liền để mua bột ngô, xà phòng giặt, bỉm hay giấy vệ sinh.
Theo Reuters, lương tối thiểu tại đây hiện chỉ đủ 20% tiền ăn cho một gia đình 5 người. Người ta xếp hàng từ sáng sớm quanh các siêu thị quốc doanh, do sản phẩm ở đây được trợ giá nên khá thấp.
Một người dân ở thủ đô Caracas nói với A FP rằng, hàng tuần ông đều phải xếp hàng để mua nhu yếu phẩm nhưng không chắc khi đến lượt mình thì cửa hàng có còn hàng nữa hay không.
Ở Venezuela cũng đang có một hiện tượng khó chấp nhận: bao cao su trở thành món hàng xa xỉ mà gần như không thể mua được.
“Đất nước này đang rối tung hết cả lên. Đến nhu cầu quan hệ tình dục an toàn cũng phải đợi. Vì không có bao cao su.” Jonatan Montilla – giám đốc công ty quảng cáo năm nay 31 tuổi chia sẻ.
Giá dầu giảm mạnh càng làm tổn thương nghiêm trọng nguồn cung các sản phẩm tiêu dùng tại Venezuela từ giấy vệ sinh cho đến chất khử mùi vì hầu hết đều phải nhập khẩu.
Với kim ngạch xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 95% thu nhập ngoại hối, giá dầu xuất khẩu giảm mạnh đẩy nền kinh tế Venezuela đến bên bờ vực vỡ nợ nếu giá dầu không tăng trở lại.
Người dân thường phải xếp hàng nhiều giờ liền để mua bột ngô, xà phòng giặt, bỉm hay giấy vệ sinh.
Tuy nhiên, nguồn cung bao cao su khan hiếm còn nghiêm trọng hơn cả câu chuyện bi thương về giá dầu.
Venezuela nằm trong nhóm quốc gia Nam Mỹ có tỷ lệ nhiễm HIV và mang thai ở tuổi vị thành niên cao nhất. Hơn nữa, phá thai được liệt vào hành vi phi pháp ở đất nước này.
“Không có bao cao su, chúng tôi không thể làm được gì”. Jhonatan Rodriguez – Giám đốc điều hành tổ chức sức khỏe phi lợi nhuận StopVIH cho biết.
“Tình trạng thiếu hụt này đe dọa đến tất cả các chiến dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà chúng tôi đang tiến hành trên khắp cả nước.”
Dụng cụ kiểm soát sinh sản và thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như thuốc kháng virut cho bệnh nhân mắc HIV gần như không còn, IPPF và StopVIH cho biết.
Nguyên nhân của vấn đề này là do các doanh nghiệp nhập khẩu không có USD để mua hàng.
Bao cao su trở thành mặt hàng mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang web bán hàng khan hiếm.
Bắt đầu từ cuối tháng 12/2015, bao cao su và nhiều dụng cụ tránh thai khác đã bốc hơi khỏi hàng loạt cửa hàng dược phẩm và phòng khám tại Venezuela do động thái thắt chặt chi tiêu bằng đồng USD của chính phủ trong bối cảnh doanh thu dầu mỏ suy giảm.
Từ cuối tháng 1/2015, toàn bộ 10 siêu thị khu vực trung tâm và phía đông Caracas đều không có hàng.
Các quầy hàng trong siêu thị thường xuyên trong tình trạng trống trơn.
Năm 2013, tốc độ nhiễm HIV/ đầu người của Venezuela nhanh thứ 3 vùng Nam Mỹ, chỉ đứng sau Paraguay và Brazil.
Theo WB, năm 2012 đất nước này cũng chiếm lĩnh vị trí á quân về tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên chỉ sau Guyana ở mức 83/1000 người. Con số này ở Đức là 4/1000 người và ở Mỹ là 31/1000 người.
Trên trang web bán đấu giá có tên MercadoLibre chuyên cung cấp đồ khan hiếm cho người dân Venezuela bán 1 hộp bao cao su 36 chiếc với giá 4.760 bolivar (tương đương với 755 USD) – gần bằng cả tháng lương của một người Venezuela có thu nhập ở mức tối thiểu là 5.600 bolivars.
Giá dầu giảm đã đánh trọng thương nguồn thu ngân sách của Venezuela. Đáp lại, Chủ tịch Nicolas Maduro thắt chặt hoạt động nhập khẩu để ngăn chặn thất thoát đồng USD ra khỏi quốc gia.
Phó giám đốc Liên đoàn IPP nhận định: “Luật cấm phá thai ở Venezuela cùng với tình trạng khan hiếm dụng cụ tránh thai sẽ làm tăng số phụ nữ tử vong do hoạt động phá thai chui tăng mạnh.
Thiếu hụt bao cao su còn gây ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế do nhiều phụ nữ sẽ phải nghỉ làm, trẻ em gái sẽ phải nghỉ học.”
Cabrera – bác sĩ phụ khoa thực tập tại Caracas cho biết: “Thực trạng trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn cho thấy thất bại của chính phủ trên cương vị đứng đầu nền kinh tế, sức khỏe cộng đồng và cả chính sách giáo dục.”