Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20

Mỹ Hạnh |

Tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, có một ngôi nhà cổ tồn tại đã hơn 100 năm là điểm đến tham quan của rất nhiều khách du lịch: Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê. Không chỉ có lối kiến trúc cổ, câu chuyện "ngôn tình" đầy lãng mạn phía sau nó là thứ nhiều người tò mò hơn cả.

Trong quyển tiểu thuyết "Người tình", nữ văn sĩ người Pháp Margueritte có viết, trong một lần Huỳnh Thuỷ Lê trở lại Pháp, ông có gọi cho bà chỉ để nghe giọng bà và nói:

"Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết".

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 1.

Ngôi nhà giao thoa giữa 3 nền văn hoá

Nằm bên bờ sông Tiền, ngôi nhà số 255A – đường Nguyễn Huệ - Tp. Sa Đéc, hằng ngày đón hàng chục lượt khách Tây, Việt đến tham quan. Ngôi nhà này được mọi người biết với tên gọi là Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê, ngôi nhà mang tên người cố chủ, ông Huỳnh Thuỷ Lê, một người Việt gốc Hoa giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 2.
Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 3.
Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 4.

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1895 với tổng diện tích 258 mét vuông, có hình thức giống với nhà Việt truyền thống.

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1895 với tổng diện tích 258 mét vuông, có hình thức giống với nhà Việt truyền thống. Phần mái nhà hình thuyền, lợp ngói âm dương của miền Tây Nam bộ, hai bên đầu hồi uốn cong theo kiểu đình chùa Bắc bộ, vòm cửa dáng cong theo kiểu kiến trúc La Mã, chạm khắc các phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, các khung cửa sổ.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 5.

Những chiếc cột nhà đều sơn son thiếp vàng

Bước vào trong nhà, một không gian Trung Hoa kết hợp với màu sắc Việt mở ra. Các cánh cửa, cột nhà, bàn thờ... đều sơn son thiếp vàng, phần gạch lót sàn được nhập từ Pháp, có nhiều hoa văn đặc sắc. 

Nền gạch giữa nhà cố tình làm trũng xuống do thiết kế phong thuỷ theo kiểu người Hoa, vì người Hoa tin rằng "nước chảy về chỗ trũng", nghĩa là tiền bạc sẽ đổ về với chủ nhà.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 6.

Những cánh cửa được trang trí tỉ mỉ

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 7.
Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 8.
Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 9.

Những món đồ gốm được trưng bày trong ngôi nhà cổ

Nhà có ba gian, phần phía trước dùng để thờ phụng, phía sau có 2 phòng ngủ hai bên hông, tạo thành một hành lang rộng dẫn xuống nhà sau. Bên trong nhà có nhiều nội thất, gạch bông và kính màu được nhập từ Pháp. 

Đặc biệt, phần cửa kính màu được thiết kế tinh xảo, tạo nên những mảng màu rất nghệ thuật dưới ánh nắng. Những đồ dùng trong nhà như tủ rượu, giá sách, tivi trắng đen hay những bộ bình trà, đèn, máy hát vẫn còn được lưu giữ.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 10.
Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 11.

Lượng khách đến ghé thăm ngôi nhà cổ này phân nửa là người nước ngoài, trong đó phần đông là du khách Pháp. Bởi ngoài kiến trúc cổ độc đáo, thân chủ của ngôi nhà này còn có một mối tình nổi tiếng trên những trang viết và cả màn ảnh.

Mối tình của chàng trai gốc Hoa và thiếu nữ Pháp

Một câu chuyện tình được nuôi dưỡng bởi yêu thương và kết thúc do màu da và sắc tộc. Đó là những gì nữ văn sĩ Pháp Margueritte kể trong tiểu thuyết "Người tình" (tên tiếng Pháp là L´Amant). 

Nội dung tiểu thuyết dựa trên mối tình có thật của bà và ông Huỳnh Thuỷ Lê. Tiểu thuyết Người tình được xuất bản vào năm 1984, đã được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học danh giá của Pháp – giải Goncourt.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 12.

Tiểu thuyết Người tình được xuất bản vào năm 1984, đã được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học danh giá của Pháp – giải Goncourt.

Tiểu thuyết đã được Đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể thành bộ phim cùng tên với các diễn viên Jane March, Lương Gia Huy. Chuyện tình này khi lên màn ảnh nhỏ đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Ban đầu, Duras không bao giờ tiết lộ sự thật đằng sau mối tình nổi tiếng. 

Chỉ sau này, khi bộ phim Người tình được quay thì bà thừa nhận mình là cô gái trong tiểu thuyết. Câu chuyện xảy ra tại Tp.Sa Đéc vào thời Pháp thuộc, bà Margueritte cùng gia đình đến Việt Nam sinh sống và làm việc, khi đó bà chỉ vừa 15 tuổi.

Năm 1929, trên chuyến phà Mỹ Thuận, cô gái thiếu nữ người Pháp đã thu hút sự chú ý của một người đàn ông giàu có 27 tuổi, con trai một nhà tài phiệt người Hoa, anh ta tên Huỳnh Thuỷ Lê. Anh bắt chuyện với cô và cô đồng ý cùng anh lên chiếc xe Limousine sang trọng.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 13.

Khi ấy gia cảnh của 2 người đối lập nhau hoàn toàn, mẹ Margueritte là một goá phụ phá sản và trầm uất, cô gái nhỏ đi người đi trên dây giữa những giông tố luôn chực chờ kéo đến. 

Lạc lõng giữa những màu da và gương mặt khác lạ, cô đơn trong mái ấm gia đình, còn Huỳnh Thuỷ Lê lúc đó là một thiếu gia sở hữu một khối tài sản khổng lồ, anh chàng cũng vừa du học Pháp trở về. 

Margueritte sa vào lòng tay của người đàn ông chững chạc giàu có như một lẽ tất yếu. Huỳnh Thuỷ Lê cũng say đắm cô gái da trắng non nớt.

Giữa thời đại hà khắc ấy, hai người lại dọn về sống chung dưới một mái nhà. Khi Huỳnh Thuỷ Lê ngỏ lời muốn cưới Margueritte, gia đình anh đã kịch liệt phản đối, vì cha anh là một doanh nhân gốc Hoa bảo thủ, ông không chấp nhận một cô con dâu ngoại quốc nghèo nàn, lại còn sống chung với con ông trước khi cưới hỏi. 

Hơn nữa, lúc đó ông đã sắp đặt hôn ước cho Huỳnh Thuỷ Lê với một người con gái của một gia đình quyền thế khác.

Không thể chống lại ý muốn của gia đình, Huỳnh Thuỷ Lê chia tay Margueritte trong khi tình yêu của họ nồng cháy nhất. Margueritte đau đớn lên tàu trở về Pháp vào năm 18 tuổi, khi chiếc tàu rời bến, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình lặng lẽ phía bên bờ. 

Cuộc chia ly đầy nước mắt đã khép lại lại một một mối tình dang dở. Không lâu sau đó Huỳnh Thuỷ Lê cũng lấy vợ theo sự sắp đặt của gia đình, nhưng có lẽ trái tim ông đã để lại trên chuyến phà ngày hôm đó.

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 14.

Marguerite Duras với vẻ đẹp cuốn hút

Khi Marguerite Duras về Pháp, bà cố gắng trở lại với cuộc sống để quên đi mối tình cách nửa vòng trái đất. Nhưng cũng giống người tình của mình, trái tim bà đã đánh rơi nơi đâu đó vào ngày hai người chia tay. 

Những mối tình sau đến với bà như mùa đông ở đất Pháp, nhiều cô đơn và lạnh lẽo. Margueritte trải qua 2 cuộc hôn nhân tan vỡ, bà có khoảng thời gian qua lại với các chàng trai trẻ. Nhưng cuối cùng bà qua đời mà vẫn luyến tiếc mối tình năm 18 tuổi.

Trong quyển tiểu thuyết Người tình bà có kể, trong một lần Huỳnh Thuỷ Lê trở lại Pháp, ông có gọi cho bà chỉ để nghe giọng bà và nói "Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết".

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 15.

Những hình ảnh về Marguerite Duras được treo trong ngôi nhà cổ

Về nhà cổ 100 năm tuổi ở Sa Đéc, nghe chuyện tình lãng mạn của nữ nhà văn Pháp và công tử Việt thế kỷ 20 - Ảnh 16.

Đây là một câu chuyện tình đẹp mà ám màu bi thương. Vừa say mê lại vừa day dứt. Tôi đến với nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê sau khi biết đến tiểu thuyết Người tình, ngoài không gian cổ kính, những nét kiến trúc độc đáo. 

Tôi vẫn có thể tưởng tượng ra bóng dáng của một người đàn ông người Hoa, ông vẫn ngồi đó bên chiếc máy hát cổ đang chạy một bản nhạc Pháp, ông chờ đợi trong vô vọng bóng dáng của một cô thiếu nữ người Pháp xinh đẹp, cô ấy không chỉ là người tình của ông. Với ông, cô ấy là tình yêu của cả một cuộc đời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại