Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, hãy giữ thật chắc 2 điều để tuổi già không còn là nỗi ám ảnh.
Những người đi trước thường nói: “Nuôi con chuẩn bị cho tuổi già". Khi bước vào những năm cuối đời, phần lớn cha mẹ sẽ cần đến sự chăm sóc của con cái.
Tuy nhiên, nhà Ấn Độ học, nhà ngôn ngữ học, nhà cổ học, nhà sử học và nhà văn Trung Quốc - Quý Tiện Lâm - không nghĩ như vậy. Ông từng viết: “Trên đường đời, ai cũng là kẻ lữ hành cô độc. Thế gian có muôn ngàn cảnh vui, buồn, thăng trầm, ngoại trừ chính mình thì không ai có thể giúp được”.
Trong những năm cuối đời, ông đã ngẫm ra một chân lý. Sau quá trình làm việc vất vả khi còn trẻ, bất cứ ai cũng mong muốn mình có thể trải qua tháng ngày bình an, êm ấm khi bước vào giai đoạn xế chiều. An hưởng tuổi già thực ra là một điều không quá khó khăn. Nhưng không phải ai cũng có may mắn như vậy vì cuộc sống luôn tồn tại nhiều vấn đề rắc rối như tiền bạc, cô đơn, bệnh tật... Tất cả đều khiến chúng ta không khỏi lo lắng, bất an.
Lời khuyên của Quý Tiện Lâm dành cho mọi người là khi về già, người "chống lưng" cho chúng ta không phải là vợ con mà là 2 điều này.
Có sức khỏe là có tất cả
Quý Tiện Lâm cho rằng: "Thế giới đầy rẫy những khúc mắc, nhân quả phức tạp. Chỉ khi có thể 'cố gắng hết sức và tuân theo số phận', một người mới có thể luôn duy trì được tâm bình lặng. Trạng thái lý tưởng nhất trong những năm cuối đời không có gì quan trọng hơn việc có một cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe là nền tảng của mọi thứ."
Tiền đề của những tháng ngày an nhàn tuổi già lại là một cơ thể khỏe mạnh. Khi tuổi già ập đến, sức khỏe thường suy giảm, bệnh tật cũng bắt đầu tìm đến. Cơ thể mang bệnh, muốn làm việc gì cũng khó.
Nhiều người già mất sức khỏe tốt, mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Họ cần vợ, chồng hay con cái phục vụ ăn, uống, đi vệ sinh và chăm sóc 24/7. Mặc dù có rất nhiều tiền, nhưng chúng không thể mua lại cuộc sống khỏe mạnh.
Vậy nên dù giàu có, địa vị có cao đến đâu, sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có những ngày tháng tuổi già an nhàn.
Tiền trong tay là chỗ dựa vững chắc nhất
Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì cũng không có tất cả. Do đó một khoản tiền để dành là thứ có thể bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta sau này, nhất là khi về già. Bởi không có tiền cuộc sống của bạn rất khó hạnh phúc hay bình yên.
Nhiều người nói nuôi con là để phòng tuổi già nhờ cậy. Song thực tế bạn nên giữ cho mình một khoản tiền riêng vì con cái cũng có gia đình riêng nên khó chu toàn mọi việc.
Tiền là bảo đảm vững chắc nhất cho cuộc sống, nhất là khi về già, khi không còn sức khỏe cũng không còn khả năng lao động. Không có tiền trong thời gian nghỉ hưu quả thật rất khó khăn, đi lại hay sinh hoạt cũng bất tiện. Không may cơ thể mắc bệnh, chỉ riêng chi phí khám chữa bệnh đã không phải một con số nhỏ.
Tiền bạc tuy không phải là thuốc chữa bách bệnh nhưng không thể sống thiếu tiền. Khi về già, con người khó tránh khỏi mắc một số bệnh tật hoặc rủi ro. Chỉ khi có đủ tiền tiết kiệm thì mới có thể sống an nhàn.
Vì vậy, bạn phải hình thành thói quen tiết kiệm tiền khi còn trẻ và giữ “tiền tiết kiệm cuộc đời” của riêng mình để đối phó với nhiều tai nạn và chi phí khác nhau.
Vì vậy, để khi về già không phải đối mặt với tình trạng khó khăn về vật chất, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần phải có kế hoạch tài chính rõ ràng. Khi cơ thể trẻ khỏe, cần chuẩn bị các khoản dự phòng, đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi đến tuổi xế chiều trong các tình huống rủi ro.
Theo Sohu