Vay tiền để đi du lịch Tây Tạng, cả chuyến đi tôi lo lắng về việc trả nợ: ‘Tiêu xài thiếu tính toán, tôi đưa chân vào cuộc sống hạng 3, vô cùng tai hại!’

Diệu Đan |

Cuộc sống có 3 cấp độ: Cuộc sống hạng 3 - Không thể trang trải cuộc sống; Cuộc sống hạng 2 - Tiết kiệm quá mức; Cuộc sống hạng nhất - Sống trong khả năng của bạn. Bạn sống ở tầng độ nào?

Cảm giác vay tiền đi Lhasa là như thế nào? Một blogger chia sẻ rằng anh đã vay tiền để đi du lịch Tây Tạng.

Không chỉ không cảm thấy thoải mái trong suốt chuyến đi, anh còn phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn sau khi quay về, điều đó thật tồi tệ.

Đi Tây Tạng là một thái độ sống, vay tiền là một phương thức tiêu tiền.

Bạn không thể cùng một lúc có cả hai thứ. 'Tôi cảm thấy mỏi mệt như rơi xuống địa ngục', Blogger này chia sẻ.

Có người khao khát cuộc sống tự do nhưng lại luôn trăn trở vì thiếu tiền, có người tuy kiếm được rất nhiều tiền nhưng cũng đánh mất niềm vui cuộc sống.

Có thể thấy, muốn có tiền hay muốn hưởng thụ cuộc sống không phải là một câu hỏi trắc nghiệm đơn giản.

Đứng trước câu hỏi hóc búa này, chúng ta nên làm gì?

Tác giả Vicki Robin đã đưa ra câu trả lời khá hay trong cuốn sách "Your money or your life" của mình.

Vay tiền để đi du lịch Tây Tạng, cả chuyến đi tôi lo lắng về việc trả nợ: ‘Tiêu xài thiếu tính toán, tôi đưa chân vào cuộc sống hạng 3, vô cùng tai hại!’- Ảnh 1.

Cuộc sống hạng ba, không thể trang trải cuộc sống

Nhà văn Tam Mao từng nói: "Phim hài trên thế giới không cần tiền, nhưng hầu hết bi kịch trên thế giới đều liên quan tới tiền."

Trước sự cám dỗ của ham muốn, một số người có thể tiêu hết số tiền lương mà họ đã làm việc chăm chỉ kiếm được trong vài tháng chỉ trong tích tắc.

Nhưng việc tiêu tiền một cách bốc đồng sẽ khiến họ rơi vào vũng lầy cuộc đời, càng vùng vẫy lại càng đau đớn.

Tác giả Vicky Robin kể câu chuyện về cô nàng nghiện mua sắm có tên Anita. Anita có một công việc tử tế và kiếm được nhiều tiền nhưng cuộc sống hàng ngày của cô không hào nhoáng như người khác tưởng tượng.

Mỗi lần lên xe, cô liền có cảm giác muốn đi đến trung tâm thương mại, cô mua rất nhiều thứ mình không cần trong các đợt "giảm giá".

Theo thời gian, nhà của Anita chứa đầy đủ loại sản phẩm, một số thậm chí còn chưa được mở gói. Ngoài căn phòng bừa bộn, hóa đơn thẻ tín dụng gây sốc và số dư tiền gửi ngày càng cạn kiệt cũng khiến Anita ngày càng lo lắng.

Niềm vui có được từ việc quẹt thẻ tín dụng để mua hàng đã không còn nữa.

Tác giả Vicky Robin tin rằng: "Tiền không phải là những tờ tiền được lấy ra khỏi ngân hàng, mà là năng lượng sống được tích lũy bởi thời gian và sức lực mà một người bỏ ra".

Những người tiêu tiền bốc đồng hiếm khi nghĩ đến việc liệu thứ họ tiêu tiền có phải là thứ họ thực sự cần hay không.

Nếu bạn dành năng lượng cuộc sống hạn chế của mình cho những ham muốn vô tận, cuộc sống của bạn sẽ trở nên khốn khổ vì bạn không bao giờ có thể kiếm đủ tiền.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates từng nói: "Một người, thực ra không cần nhiều thứ tới như vậy. Rất nhiều khi, việc chất lượng cuộc sống không được như mong muốn không phải do bạn kiếm được quá ít mà là do tiêu quá nhiều tiền vào những thứ không cần thiết. Chỉ bằng cách tiêu tiền một cách khôn ngoan, giá trị của "năng lượng sống" đằng sau nó mới được phản ánh. Sự khôn ngoan lớn nhất của một người là kiểm soát hành vi tiêu dùng của mình và từ chối tiêu tiền vượt quá khả năng của bản thân.

Vay tiền để đi du lịch Tây Tạng, cả chuyến đi tôi lo lắng về việc trả nợ: ‘Tiêu xài thiếu tính toán, tôi đưa chân vào cuộc sống hạng 3, vô cùng tai hại!’- Ảnh 2.

Cuộc sống hạng hai, tiết kiệm quá mức

Mặc dù việc từ chối tiêu tiền vượt quá khả năng của mình là điều không đáng khuyến khích nhưng việc tiết kiệm quá mức cũng có thể khiến cuộc sống trở nên nhàm chán.

Trên Douban có một nhóm có tên "nhóm cắt giảm", trong nhóm này, một người có nick name Thần Ái, 32 tuổi, là một nhân vật vĩ đại được các thành viên khác trong nhóm tôn sùng.

Triết lý của Thần Ái là "tránh tiêu tiền càng nhiều càng tốt".

Với suy nghĩ như vậy, cô ấy tiết kiệm chuyện ăn mặc, dùng nồi để ăn cơm, đồ dùng trong gia đình cũng là nhặt về, để rồi hàng tháng gửi 90% tiền lương vào ngân hàng.

Ngoài ra, Thân Ái còn thường xuyên chuyển mọi mất mát trong cuộc sống thành tiền bạc.

Ví dụ, nếu làm đổ một ngụm sữa đậu nành, cô ấy sẽ buồn bã nghĩ: lại lãng phí 1 nghìn bạc.

Cứ như vậy, Thân Ái khổ sở tiết kiệm đủ tiền trả trước một căn nhà trong 5 năm.

Tuy rằng tiết kiệm là một đức tính được các hiền nhân cổ xưa chủ trương, nhưng tính tiết kiệm quá mức tới mức gần như keo kiệt thì thực sự quá khắc nghiệt với bản thân.

Tác giả Vicki Robin đưa ra khái niệm "tiết kiệm sáng tạo" dựa trên lý thuyết "tiền là một loại năng lượng sống".

Cô cho rằng: Dùng thứ gì đó cho đến khi cạn kiệt không có nghĩa là bạn phải dành toàn bộ sức lực cho nó.

Ví dụ, một chiếc đèn bàn đã sử dụng hơn mười năm bị hỏng, tuy sau khi sửa chữa vẫn có thể sử dụng được, nhưng ánh sáng nhấp nháy khiến mắt người ta khó chịu.

Trong trường hợp này, không cần phải tuân thủ nguyên tắc "dùng tới khi hỏng hẳn", thay một chiếc đèn bàn mới là lựa chọn tốt hơn.

Có một câu trong "A Tree Grows in Brooklyn": "Tiêu dùng hợp lý có thể đánh thức tình yêu thương cuộc sống của con người".

Nhiều khi, người ta sống không chỉ để kiếm tiền mà để trải nghiệm vẻ đẹp trên thế giới này.

Chỉ để tiền vào mà không cho phép nó đi ra sẽ khiến số dư trong thẻ ngân hàng tăng lên nhưng cũng sẽ khiến con người mất đi nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Sự tỉnh táo lớn nhất của một người là học được cách "tiết kiệm sáng tạo", từ chối "sự tiết kiệm quá mức".

Vừa có thể bảo vệ ví tiền, vừa có thể trải nghiệm vẻ đẹp của thế giới, chẳng phải một mũi tên trúng hai đích ư?

Vay tiền để đi du lịch Tây Tạng, cả chuyến đi tôi lo lắng về việc trả nợ: ‘Tiêu xài thiếu tính toán, tôi đưa chân vào cuộc sống hạng 3, vô cùng tai hại!’- Ảnh 3.

Cuộc sống hạng nhất, sống trong khả năng của bạn

Một cư dân mạng chia sẻ: "Cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống chỉ mua những thứ bản thân có đủ khả năng chi trả".

Tôi rất đồng ý với quan điểm này.

Ai nói rằng chỉ khi kiếm được nhiều tiền hơn thì bạn mới có thể sống một cuộc sống hạnh phúc?

Biết sống trong khả năng của mình và cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu, ngay cả khi thu nhập của gia đình có hạn, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống tuy bình thường nhưng có hương có vị.

Trong cuốn "Your Money or Your Life", Vicki Robin viết về một cặp đôi như vậy.

Thu nhập của Jim và Amy không nhiều, cuộc sống cũng không giàu có nhưng chỉ số hạnh phúc gia đình của họ lại cao nhất trong số bạn bè.

Với mức thu nhập hạn chế, họ sống một cuộc sống đạm bạc.

Cặp vợ chồng này rất tỉnh táo, họ không bao giờ ghen tị với lối sống của người khác chứ chưa bàn đến việc mua những thứ vượt quá khả năng của mình.

Trong mười năm qua, Jim và Amy không chỉ nuôi bốn đứa con mà còn mua được một ngôi nhà mới và cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Một nhà báo từng nói:

"Không khó để sống một cuộc sống hạnh phúc, miễn là bạn kiếm nhiều tiêu ít."

Đồng nghiệp Sương cũng là một người có lối sống như vậy.

Trước đây cô ấy cũng là một người nghiện mua sắm, mỗi lần mua hàng xong đều rơi vào trạng thái tự trách móc và lo lắng sâu sắc.

Sau nhiều bài học, Sương dừng phần mềm cho vay và thẻ tín dụng, buộc bản thân phải sống trong khả năng của mình.

Giờ đây, mỗi khi mua thứ gì đó, cô đều phải suy nghĩ xem liệu thứ đó có cần thiết hay không và số tiền trên ứng dụng thanh toán có đủ hay không.

Dưới những ràng buộc như vậy, Sương đã nói lời tạm biệt với những ngày phải trả hết thẻ tín dụng ngay khi vừa được trả lương.

Khi số dư trong thẻ ngân hàng tăng lên, trái tim lo lắng một thời của cô cũng dần bình tĩnh lại.

Nhiều người mơ ước được sống một cuộc sống tự do về tài chính.

Trên thực tế, tự do tài chính thực sự không phải là sở hữu một vài ngôi nhà hay có số dư thẻ ngân hàng nhiều chữ số, mà là học cách sống trong khả năng của bản thân và để những ham muốn của bạn ít hơn thu nhập của bạn.

So với việc sống tằn tiện quá mức, sống trong khả năng của mình mang lại nhiều khám phá tuyệt vời hơn, nó thêm một chút tình yêu và sự kỳ vọng vào cuộc sống.

Thói quen tốt nhất mà một người có thể có là học cách sống trong khả năng kinh tế của bản thân.

Chỉ bằng cách sử dụng thu nhập thực tế để kìm nén ham muốn của bản thân, bạn mới có thể sống một cuộc sống tự do tài chính thực sự.

Vay tiền để đi du lịch Tây Tạng, cả chuyến đi tôi lo lắng về việc trả nợ: ‘Tiêu xài thiếu tính toán, tôi đưa chân vào cuộc sống hạng 3, vô cùng tai hại!’- Ảnh 4.

Vừa có tiền vừa tận hưởng cuộc sống là tầm nhìn xa nhất của một người

Cuộc sống giống như một cái cân.

Bên trái là số tiền bạn kiếm được và bên phải là số tiền bạn chi tiêu.

Nếu một trong hai bên chìm xuống, vậy thì đó không phải là một cuộc sống tốt đẹp.

Nếu bạn tiêu tiền một cách hoang phí, bạn sẽ bị mắc kẹt trong cuộc sống hạng ba, nơi bạn trở thành nô lệ của tiền bạc.

Nếu bạn sống một cuộc sống quá mức tiết kiệm, bạn sẽ bị mắc kẹt trong cuộc sống hạng hai và bỏ lỡ những trải nghiệm tuyệt vời của cuộc sống.

Chỉ bằng cách làm rõ mối quan hệ giữa tiền bạc và cuộc sống, chúng ta mới có thể tự do kiểm soát bản thân trong một cuộc sống hạng nhất, sống trong khả năng của mình.

Vậy, bạn muốn tiền hay muốn cuộc sống?

Là một người thông minh, bạn đã biết mình nên lựa chọn cách sống ra sao hay chưa?

Quãng đời còn lại, mong bạn kiếm tiền vui vẻ, an tâm tiêu tiền, là người sở hữu cả tiền bạc và cả cuộc sống!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại