Vạn Lý Trường Thành là một công trình cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc. Không chỉ thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, công trình kỳ vỹ này còn là một di chỉ khảo cổ có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, hấp dẫn nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu.
Được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN và kéo dài cho tới thế kỷ 16, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng gắn liền với nhiều triều đại nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết và những bộ tộc du mục khác.
Vạn Lý Trường thành là một công trình cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan hàng năm. Nguồn: Internet
Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, quả thật bức trường thành khổng lồ này đã nhiều lần giúp đỡ cho không ít triều đại ở Trung Quốc thời cổ xưa thoát khỏi được những cuộc tấn công hay các mối đe dọa từ phương Bắc.
Ít người biết được rằng, có một thứ nguyên liệu bình dị đã góp phần không nhỏ để tạo nên những đoạn tường thành kiên cố "bất khả xâm phạm", liên kết các viên gạch lại với nhau, chặt chẽ, kết dính tới nỗi cỏ dại cũng không thể xuyên qua. Đó chính là gạo nếp, một thực phẩm rất đỗi quen thuộc với người Á Đông.
Các nhà khoa học cũng rất đỗi ngạc nhiên khi phát hiện khả năng đặc biệt của gạo nếp góp phần xây dựng công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới này.
Dưới đây là video (Vietsub) về loại vật liệu giúp Vạn Lý Trường Thành có thể đứng vững trước nhiều biến cố, thiên tai trong hàng thế kỷ qua:
Vật liệu "bí ẩn" giúp Vạn Lý Trường Thành đứng vững hàng nghìn năm trước động đất, thiên tai. (Nguyễn Hằng Vietsub). Nguồn video: MSN
Theo các nhà nghiên cứu, đây là minh chứng đầu tiên trên thế giới cho thấy về loại vữa hỗn hợp thời cổ xưa, có cả thành phần vật liệu hữu cơ và cô cơ.
Việc sử dụng gạo nếp trở thành nguyên liệu xây dựng, được coi là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của triều đại nhà Minh (1368 -1644), giúp cho không chỉ Vạn Lý Trường Thành, và còn có nhiều cung điện, lăng tẩm khác đều có thể trụ vững trước nhiều trận động đất và các thiên tai khác.
Tham khảo ảnh/nguồn: MSN, Telegraph