Tuy nhiên vẫn có cách làm thất bại các đòn tập kích đường không hoặc ít nhất làm cho lực lượng tấn công thấy khó phải rút lui. Thực sự trong lịch sử đã có lần không quân Israel phải từ bỏ nhiệm vụ.
Sự lợi hại của đòn tập kích đường không
Quay lại cách đây 32 năm, một buổi sáng ngày 1/10/1985, một đội hình gồm 10 chiếc tiêm kích F-15 của Israel tiếp cận bờ biển Địa Trung Hải ở độ cao 40,000 feet (khoảng 12.000 m).
Đội hình bao gồm 6 chiếc F-15B/D của không đoàn 106 "Spearhead", mỗi chiếc mang theo 1 bom dẫn đường hạng nặng GBU-15 chuyên dùng đánh mục tiêu có giá trị cao, POD dẫn hướng và 4 tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow.
Được yểm trợ bởi 2 chiếc F-15C thuộc không đoàn 133 ‘Twin Tail’ mang theo tên lửa không đối không AIM-7 và AIM-9 cùng với 6 bom Mk.82 (bom gắn trên 2 mấu cứng ở cánh), cùng 2 chiếc F-15 đối kháng điện tử.
Ngay trước khi xâm nhập biên giới Tunisia, 2 chiếc F-15 đối kháng điện tử phải hủy bỏ nhiệm vụ do trục trặc kỹ thuật, 8 chiếc còn lại phải sắp xếp lại mục tiêu để tiếp tục nhiệm vụ. Đội hình tách thành 2 nhóm, bay cách nhau 4 phút.
Tiêm kích F-15 của Không quân Israel.
Những chiếc F-15 đầu tiên mang bom dẫn đường GBU-15 tấn công mục tiêu cách 15 dặm. 2 chiếc mang bom GBU-15 thuộc nhóm còn lại cũng thả bom sau đó. Chiếc F-15C cuối cùng thả bom khi vòng lại.
Cuộc đột kích đường không này được xem là thành công khi mà mục tiêu của nó là sở chỉ huy của Phong trào giải phóng Palestine (PLO) bị thiệt hại nặng nề dù các máy bay phải bay quãng đường 1.280 dặm (tương đương 2.000km), khiến cho PLO phải dời địa điểm nhóm họp đến thành phố cách bờ biển Địa Trung Hải 12 dặm thuộc Algeria.
Nhưng Không quân Israel vẫn chưa từ bỏ.
Thấy gì từ phi vụ thất bại của Israel
Thực ra ban đầu PLO định họp ở Baghdad, nhưng vì lo sợ Israel lại tấn công nên họ chuyển về Algeria. Nguyên nhân cũng không quá khó hiểu khi quân đội Algeria khá mạnh và sở hữu lực lượng phòng không đáng nể trong khu vực với vũ khí từ Liên Xô.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy từ các cuộc tập kích đường không, lực lượng phòng không mạnh không đồng nghĩa với an toàn, và Israel muốn thử thêm lần nữa.
Tiêm kích MiG-25 của Không quân Algeria.
Điểm qua tình hình lúc bấy giờ, Algeria cũng lo sợ Israel sẽ tấn công nên chuẩn bị khá kỹ. Họ triển khai các khẩu đội SA-6 gần nơi PLO nhóm họp và thiết lập vùng cấm bay bán kính 20 km quanh đó. 1 cặp MiG-25 bay tuần tra ở độ cao lớn và 1 cặp MiG-21 khác tuần tra ở độ cao trung bình trong thời gian PLO họp. Các chiến đấu cơ khác trên mặt đất ở tình trạng báo động.
Và như dự đoán, "họ" đã đến. Ngày 10/11/1988, radar cảnh báo sớm của Algeria phát hiện một đội hình khả nghi đang tiếp cận từ phía đông ở độ cao trung bình. Ngay lập tức, một cặp gồm 1 MiG-23 và 1 MiG-25 được điều động để tăng cường cho 4 chiếc MIG đang tuần tra. Nhưng các phi công Algeria chưa đánh chặn vì máy bay Israel vẫn còn quá xa.
Thay vào đó, họ được lệnh leo lên cao để chiếm ưu thế. Do các hành động của Algeria, bên Tunisia cũng được báo động và hệ thống Radar của họ cũng phát hiện ra 2 nhóm máy bay, vào thời gian không có báo báo về chuyến bay thương mại và quân sự nào trong khu vực.
Sự căng thẳng trên trời và cả mặt đất tăng lên, vài phút sau, thêm nhiều trạm radar của Algeria lẫn Tunisia được bật lên và bắt đầu theo dõi các phi đội đang tiến đến. Theo một sỹ quan Tunisia đã về hưu, sự cảnh giác của hệ thống phòng không Algeria đã có hiệu quả đáng kể.
"Dù chỉ là phỏng đoán, nhưng tôi tin rằng họ đã phát hiện ra tất cả các hoạt động điện từ này và bắt đầu bay theo hình tròn trong một lúc rồi sau đó rút lui về phía đông. Tôi không nghĩ họ sợ chúng tôi hoặc Algeria. Nhưng để đòn tập kích được coi là thành công, họ phải đánh được PLO mà không bị tổn thất nào. Đó là lý do họ hủy cuộc tập kích".
Israel không kích lò phản ứng hạt nhân Osirak Iraq năm 1981 (III)
Theo tất cả các nguồn tin đến hiện tại, hai phi đội trên vẫn là điều bí ẩn. Nhưng lý do chính để tin rằng đó là Không quân Israel là họ tiếp cận Tunisia và Algeria từ phía đông ở độ cao 40,000 feet với tốc độ cao, trong khu vực chỉ có Israel làm được điều này.
Tuy không bắn rơi được máy bay nào nhưng buộc đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ đã là thành công trong việc chống lại các cuộc đột kích đường không.