Hiện Đắk Nông có 5 ổ dịch, tập trung tại 2 huyện Đắk G’long và Krông Nô. Những ổ dịch này chủ yếu xuất hiện tại các cụm dân cư của đồng bào thiểu số, sống rải rác trong vùng sâu (vùng trũng về tiêm chủng).
Tiêm vắc xin phòng dịch cho học sinh
Tại ổ dịch xã Đắk R’Măng (huyện Đắk G’Long) PV Tiền Phong theo chân cán bộ cơ sở vào nhà các hộ dân sống gần khu vực có bệnh nhân dương tính với bạch hầu.
Tại đây, cán bộ đã tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh nơi ở, khi có biểu hiện bất thường phải báo ngay cơ sở y tế...
Một chốt kiểm dịch tại huyện Đắk G'long
Từ Đắk R’măng, PV tiếp tục di chuyển sang xã Quảng Hòa (cùng thuộc huyện Đắk G’long) nhưng cách nhau cả trăm cây số. Nơi đây cũng vừa ghi nhận thêm ca dương tính với bạch hầu. Công tác khoanh vùng, cách ly tại chỗ những hộ dân sống gần với bệnh nhân dương tính với bạch hầu được triển khai.
Chị Chu Thị Hòa đi vận động người dân tiêm vắc xin
Tại ổ dịch thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú (huyện Krông Nô), chính quyền lập 2 chốt chống dịch tại cụm dân cư có liên quan đến các ca dương tính với bạch hầu trên. Các hộ dân cách ly tại nhà, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Nhà dân nằm rải rác trên đồi
Chị Chu Thị Hòa, Hội phụ nữ thôn Phú Vinh dẫn PV đến khu vực thôn Thác 5 để vận động những hộ dân trốn tiêm chủng. Vừa nghe tiếng loa tuyên truyền tiêm phòng, anh Triệu Văn Thi (dân tộc Dao đỏ) bỏ chạy xuống đồi sau nhà để trốn.
Anh Triệu Văn Thi đã bỏ trốn khi biết cán bộ tới vận động
Trong khi những trường hợp được tiêm phòng miễn phí thờ ơ thì cũng nhiều người dân đã ýthức được tầm quan trọng của tiêm chủng.
Một người dân làm công việc hằng ngày trong vùng tâm dịch xã Quảng Phú
Dù lo lắng trước căn bệnh truyền nhiễm gây chết người, nhưng sau khi được tiêm phòng vắc xin, nhiều người dân đã khá yên tâm, lên nương làm rẫy, sinh hoạt bình thường. Hiện nhiều người dân đã hình thành 1 thói quen mới là hay xem ti vi, đọc báo cập nhật thông tin mới về tình hình bệnh bạch hầu.