Hồi tuần trước, các nhà khoa học của NASA cho biết, thông qua phép tính khối lượng của các vòng dựa trên các phép đo hấp dẫn của hành tinh do Cassini thu thập, cho thấy các vành đai này mới chỉ hình thành từ 100 triệu đến 10 triệu năm trước.
Những phát hiện này thách thức quan niệm của một số nhà thiên văn học rằng, các vành đai phát triển ngay sau khi sao Thổ hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước, cùng với các hành tinh khác bao gồm Trái đất.
Thậm chí một số nhà khoa học còn cho rằng, các vành đai này còn trẻ hơn ở phát hiện vừa công bố, nghĩa là chỉ vài triệu năm tuổi. Tất cả chỉ là phỏng đoán, bởi chúng ta vẫn thiếu dữ liệu quan trọng như khối lượng của chúng để ước tính tuổi một cách đáng tin cậy.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science bởi GS kỹ thuật hàng không vũ trụ Luciano Iess, tác giả chính của nghiên cứu. Sao Thổ là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt trời và lớn thứ hai của Hệ Mặt trời, sau sao Mộc.
Cả bốn hành tinh khí trong Hệ Mặt trời đều có vành đai bao quanh, nhưng của sao Thổ là lớn và ngoạn mục nhất, với đường kính khoảng 175.000 dặm (282.000 km). Nhiều vòng mỏng là 99% và 1% silicat từ các mảnh vụn liên hành tinh.
Theo các nhà nghiên cứu, khối lượng của chúng hóa ra thấp hơn 45% so với ước tính trước đó (vốn dựa trên dữ liệu của thập niên 1980 từ tàu vũ trụ Voyager của NASA).
Các nhà nghiên cứu cho biết khối lượng của các vành đai thấp hơn cho thấy tuổi trẻ hơn, các vòng sáng vẫn còn bị làm mờ bởi các mảnh vụn trong một thời gian dài hơn.
Các nhà khoa học cho rằng có lẽ những vành đai này được hình thành sau khi một sao chổi băng giá lớn hoặc hành tinh đi lạc vào quỹ đạo sao Thổ và bị phá vỡ bởi lực hấp dẫn của nó, hay va với các mặt trăng trong quỹ đạo hành tinh khí này. Sao Thổ có 62 mặt trăng được biết đến.
“Có thể không có câu trả lời chính xác hơn về nguồn gốc và tuổi của các vành đai sao Thổ, cho đến khi chúng ta có thể lấy mẫu vật liệu của vành đai để kiểm tra trong phòng thí nghiệm” - GS thiên văn học Phil Nicholson, đến từ ĐH Cornell nhận xét.
Nguồn: Reuters