'Vàng trắng' dưới lòng đất của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Thu về hơn 1 tỷ USD trong năm 2023, từ gốc đến ngọn đều là ‘sản vật’

Như Quỳnh |

Riêng tháng 12, mặt hàng này đã thu về hơn 141 triệu USD.

'Vàng trắng' dưới lòng đất của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Thu về hơn 1 tỷ USD trong năm 2023, từ gốc đến ngọn đều là ‘sản vật’- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong năm 2023 đã thu về hơn 1,3 tỷ USD với hơn 2,9 triệu tấn, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về kim ngạch so với năm 2022. Riêng tháng 12 thu về hơn 141 triệu USD với 287.098 tấn, tăng 6,8% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với tháng 11.

Năm 2023, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn đạt mức cao nhất kể từ năm 2018 đến nay. Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu năm 2023 đạt 441,5 USD/tấn, tăng 2,1% so với năm 2022.

'Vàng trắng' dưới lòng đất của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Thu về hơn 1 tỷ USD trong năm 2023, từ gốc đến ngọn đều là ‘sản vật’- Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhắc đến sắn, Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của ngành sắn Việt Nam. Trong cả năm 2023, xuất khẩu sắn sang thị trường láng giềng thu về hơn 1,86 tỷ USD với 2,7 triệu tấn, chiếm tỷ trọng hơn 93% về lượng và 90% về trị giá trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam.

'Vàng trắng' dưới lòng đất của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Thu về hơn 1 tỷ USD trong năm 2023, từ gốc đến ngọn đều là ‘sản vật’- Ảnh 5.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tây Ninh là địa phương đứng đầu về số lượng nhà máy chế biến sắn cả nước. Hiện trên địa bàn tỉnh này có 65 nhà máy chế biến sắn với tổng công suất 6,4 triệu tấn củ/năm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022; năng suất trung bình đạt 204 tạ/ha, tăng khoảng 3,6 tạ/ha và sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sắn Việt Nam phát triển nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng từ 0,958 tỷ USD năm 2018 lên gần 1,5 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về sắn, sau Thái Lan.

Cây sắn được ví là một loại 'sản vật' của nước ta bởi từ gốc đến ngọn đều mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài củ sắn, lá sắn cũng là một mặt hàng xuất khẩu được nhiều quốc gia săn đón như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu lá sắn đạt 776.000 USD, giảm 56,3% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương thu về gần 19 tỷ đồng. Trong năm 2022, lá sắn đã mang về hơn 1,8 triệu USD.

Từ trước tới nay, lá sắn vốn dĩ được người xưa dùng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống. Ngọn sắn cũng được người dân vùng trung du, miền núi phía Bắc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đậm đà dư vị, trở thành đặc sản vùng miền.

Bên cạnh đó, thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenluloze.

Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sắn khô, sắn tươi, bã sắn và tinh bột sắn cao do thị trường này tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Đồng thời, các ngành công nghiệp năng lượng và chế biến thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các phụ phẩm từ sắn, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu sắn tăng cao. Trong những năm gần đây, bất chấp biến động giá sắn, quốc gia này vẫn luôn là thị trường lớn nhất của sắn Việt Nam với thị phần trên 70%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại