Vàng, bạc, Bitcoin chỉ là ‘muỗi’, kim loại ít người biết đến này đã tăng giá 300% trong năm nay

Đức Nam |

Động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được xem là nguyên nhân chính khiến giá kim loại này tăng phi mã.

 - Ảnh 1.

Một kim loại ít được biết đến có tên antimony đã tăng 300% trong năm nay, vượt qua cả vàng, bạc, thậm chí cả Bitcoin.

Cụ thể giá, antimony đã tăng từ mức 11.000 USD/tấn lên hơn 40.000 USD/tấn, dự kiến là 50.000 USD/tấn trong năm 2025.

Và có một điều khác mà nhiều người không nhận ra. Các cường quốc phương Tây đã bắt tay vào một cuộc chi tiêu 100 tỷ USD để bổ sung kho vũ khí của họ. Tên lửa hành tình, đạn pháo, đạn và xe bọc thép – tất đều chứa antimony.

Antimony tăng giá mạnh sau quyết định cắt giảm nguồn cung của Trung Quốc cho Mỹ vào mùa hè này. Hiện tại, Mỹ không sản xuất được bất kỳ một gram antimony nào.

Phản ứng lại động thái của Trung Quốc, gần như ngay lập tức các chính phủ phương Tây đang hỗ trợ hàng tỷ USD dành cho các nơi có nguồn cung antimony. Larvotto của Úc là một ví dụ, nơi tự hào có mỏ antimony lớn nhất cả nước và có “dự án vàng” Hillgrove. Đến lúc này, cổ phiếu của họ đã tăng gần 600% kể từ đầu năm 2024.

Và những công ty mới như Military Metals Corp có thể là người chiến thắng tiếp theo. Military Metals đã mua lại 2 trong 10 dự án antimony hàng đầu thế giới và đang nhanh chóng đưa vào hoạt động một mỏ antimony mới. Một trong những vụ mua lại quan trọng nhất của họ là dự án Trojarova ở Slovakia.

Mỏ antimony này có niên đại từ thời Chiến tranh Lạnh – ước tính chứa gần 70.000 tấn antimony – giá trị hiện tại ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Tầm quan trọng của antimony đã bị coi nhẹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng giờ đây, mọi thứ lại thay đổi. Bất ổn chính trị và việc các nước NATO Đã chi hàng chục tỷ USD để bổ sung kho vũ khí đã cạn kiệt khiến nhu cầu antimony đạt đỉnh.

Military Metals không tập trung toàn bộ nguồn lực vào đây. Họ cũng có động thái tại Bắc Mỹ, nơi mỏ antimony nổi tiếng của Canada ở Nova Scotia là West Gore.

Military Metals hiện chỉ được định giá 12 triệu USD nhưng hoạt động mới của họ tại Slovakia được định giá 2 tỷ USD quặng tại chỗ theo giá antimony hiện tại, Đó là chưa kể đến tiềm năng của mỏ West Gore ở Canada.

Từ ngày 15/9, Trung Quốc bắt đầu siết chặt việc mua, bán, xuất khẩu antimony và các sản phẩm từ nguyên tố này. Trung Quốc nắm giữ 32% trữ lượng antimony trên toàn thế giới và sản xuất đến 48% lượng antimony toàn cầu, bỏ xa nước đứng thứ 2 là Tajikistan (25%).

Antimony là nguyên tố á kim (hay bán kim loại, loại nguyên tố có một số đặc tính của kim loại và một số đặc tính của phi kim) vốn được nhân loại phát hiện và dùng làm thuốc hoặc mỹ phẩm từ xa xưa.

Ngày nay antimony và các hợp chất của nó được dùng làm chất chống cháy, với khoảng một nửa lượng antimony được tiêu thụ toàn cầu trong năm 2023 là dùng cho mục đích này. Ngoài ra, antimony còn được dùng để sản xuất kính quang điện nhằm cải thiện hiệu suất của pin năng lượng mặt trời hoặc sản xuất ắc quy.

Antimony còn hiện diện trong kính nhìn ban đêm của quân đội, đạn xuyên giáp, tên lửa hồng ngoại và thậm chí là cả vũ khí hạt nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại