Vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 8/1 cho thấy tầm bắn gần 1.000 km và độ chính xác kém, với một số tên lửa rơi rất xa mục tiêu của nó.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Lãnh tụ tối cao Iran có thể đã cố tình tạo ra cuộc tấn công mang tính biểu tượng, để xoa dịu dư luận mà không gây ra cuộc chiến với Mỹ.
Thực tế là Mỹ đã phải khẳng định cuộc tấn công chứng minh công nghệ Iran tiên tiến hơn những gì tình báo Mỹ đánh giá, điều này cũng được tướng Kenneth F. McKenzie Jr, người đứng đầu Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ công nhận.
Công nghệ Iran tiên tiến hơn những gì tình báo Mỹ đánh giá, nhất là tên lửa. Nguồn: Sohu.
Mặc dù, Quân đội Iran đã xuống cấp nghiêm trọng bởi sự cô lập của cộng đồng phương Tây sau Cách mạng Iran năm 1979, nhưng Iran vẫn có kho tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình lớn nhất Trung Đông.
Tên lửa hành trình của Iran có tầm bắn khoảng 2.500 km từ biên giới Iran, có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Vịnh Ba Tư.
Đáng chú ý, trong cuộc tấn công hôm 8/1 vừa qua, Iran lần đầu tiên sử dụng loại tên lửa mới tự nghiên cứu chế tạo, điều này đã chứng minh phần nào sức mạnh tên lửa của Iran mà bao lâu nay Tehran đã cỗ gắng che giấu, thậm chí Mỹ cũng không thể thăm dò được tên lửa của Iran cuối cùng có bao nhiêu và được giấu ở đâu.
Giếng phóng tên lửa dưới lòng đất của Iran. Nguồn: Sohu.
Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, Iran hiện đang sở hữu ít nhất 8 loại tên lửa tấn công, với tầm bắn từ 300 đến 2.500 km. Trong đó đáng gờm nhất là tên lửa hành trình đất đối đất Soumar với tầm bắn hơn 2.500 km.
Hầu hết chuyên gia quân sự đều đồng ý Soumar là một phiên bản của tên lửa Kh-55 do Nga sản xuất. Điểm khác biệt duy nhất là Soumar sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, nên chỉ có thể phóng đi từ mặt đất thay vì trên không như Kh-55.
Đối mặt với sự ngăn chặn của Mỹ và đồng minh, Iran đã phát triển một số lượng lớn tên lửa tầm trung, đa số các tên lửa này được che giấu trong các kho tên lửa thiết kế dưới lòng đất, điều này cho phép Iran có thể tấn công tầm xa và nâng cao khả năng sống sót trước các cuộc tấn công trả đũa.
Hiện Iran có 8 căn cứ tên lửa dưới lòng đất, trong đó ít nhất có 1 căn cứ được trang bị giếng phóng tên lửa.
Tên lửa được vận chuyển đến giếng phóng thông qua các đường hầm dưới lòng đất. Nguồn: Sohu.
Đa số các căn cứ tên lửa của Iran được xây dựng trong lòng núi, điều này cho phép các căn cứ có khả năng phòng thủ mạnh mẽ trước các cuộc tấn công hạt nhân, ngay cả bom GBU-57 của Mỹ cũng không thể phá hủy được các căn cứ này.
Theo một số hình ảnh mới nhất được công khai về các căn cứ tên lửa của Iran dưới lòng đất, các căn cứ tên lửa này rất lớn, với hàng trăm tên lửa liên tiếp và nhiều hầm chứa tên lửa có thể nhanh chóng phóng tên lửa đạn đạo bất cứ lúc nào.
Những căn cứ ngầm này có thể được coi là “Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng đất của Iran.
Mặc dù, so với các căn cứ tên lửa ngầm của các cường quốc quân sự thế giới thì hệ thống “Vạn Lý Trường Thành” ngầm của Iran đơn giản hơn nhiều, nhưng nó cũng là số một ở Trung Đông.
“Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng đất của Iran bao gồm một cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo ngầm được kết nối với một đường vận chuyển ngầm, các xe vận chuyển tên lửa sẽ thông qua đường hầm này để vận chuyển tên lửa đến giếng phóng, đảm bảo hoàn toàn bí mật.
Nhiều tên lửa của Iran được cất giấu trong các kho tên lửa ngầm. Nguồn: Sohu.
Vạn Lý Trường Thành của Iran đã được đồng bộ hóa “sản xuất-vận chuyển-phóng” dưới lòng đất. Do Iran chưa có khả năng tấn công hạt nhân, nên việc răn đe sức mạnh tên lửa đạn đạo của nước này cũng tương đối hạn chế.
Tuy nhiên, hệ thống tên lửa ngầm tích hợp độc đáo này vẫn có hiệu quả tương đối cao, đảm bảo bí mật và giúp tăng cường đáng kể khả năng răn đe chiến lược của lực lượng tên lửa đạn đạo.
Đáng chú ý, căn cứ dưới lòng đất của Iran được đồn đoán là nơi chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này trong thời gian tới.
Mới đây nhất, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, Iran sẽ tiếp tục làm giàu uranium nhiều hơn cả trước khi ký JCPOA với các cường quốc thế giới năm 2015.
"Vạn Lý Trường Thành" dưới lòng đất cũng được cho là nơi chế tạo bom hạt nhân của Iran. Nguồn: Sohu.
Theo các số liệu của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran, trước khi ký kết Thỏa thuận hạt nhân năm 2015, uranium tại cơ sở Fordo đã được làm giàu lên mức 20%.
Các chuyên gia tính toán: Xí nghiệp nói trên có thể sản xuất mỗi tháng 42 kg nhiên liệu hạt nhân ở cấp độ tinh khiết cần thiết.
Để chế tạo được một đầu đạn hạt nhân hoàn chỉnh- cần khoảng 250 kg. Do vậy, “một quả bom hạt nhân nho nhỏ” đầu tiên của Tehran có thể sẽ xuất hiện sau khoảng 5 đến 6 tháng nữa, tức là khoảng giữa năm 2020.
Và để đảm bảo an ninh cũng như bí mật, những quả bom như vậy chắc chắn sẽ được chế tạo ở “Vạn Lý Trường Thành” của Iran.