Bị báo chí phương Tây đánh giá là khá "nhạt" nhưng ở Trung Quốc, bộ phim Hàn Quốc "Vì sao đưa anh tới" lại tạo được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, điều mà chưa một bộ phim nội địa nào làm được.
Đạo diễn nổi tiếng Triệu Bảo Cương khi được hỏi đã xem phim này chưa liền trả lời "Chưa xem" rồi vội vã bỏ đi luôn. Ông có vẻ không muốn nói nhiều đến vấn đề này. Trả lời phỏng vấn báo chí, Viện trưởng Viện văn hóa Quảng Đông cho rằng: "Trào lưu hâm mộ này đã làm tổn thương đến niềm tự hào văn hóa của chúng ta".
"Minh tinh trái đất" Chun Song Yi (Jeon Ji Hyun diễn xuất).
Việc khán giả trong nước chạy theo một bộ phim Hàn Quốc nhạt nhẽo đang được nhiều người xem như một "cái tát" với nền văn hóa lâu đời của của nước này. Những bộ phim cổ trang bay lượn trên bầu trời đã không còn "lừa" khán giả được nữa, họ chuyển sang hâm mộ một thứ cũng từ trên trời thậm chí... "xa vời" hơn, đó chính là "Trai đẹp ngoài hành tinh"!
"Giáo sư 400 tuổi" đến từ hành tinh khác Do Min Joon (Kim Soo Hyun thủ vai).
Với tính cách bảo thủ của mình, người Trung Quốc rất hiếm khi học đòi theo các trào lưu phim ảnh nước ngoài, thế nhưng kể từ khi xem "Vì sao đưa anh tới" rất nhiều chuyện "hoang đường" đã xảy ra.
Một cô gái ở Chiết Giang đòi tự tử vì bạn trai không lãng mạn như trong phim, một công ty mỹ phẩm ở Phúc Kiến đã cho phép nhân viên nghỉ 1 ngày để theo dõi tập cuối của phim, hay một bà bầu ở Trùng Khánh vừa thức đêm xem phim vừa ăn gà rán đã bị đau bụng phải nhập viện cấp cứu, suýt chút nữa là bị sảy thai.
Nguyên nhân khiến cho bộ phim có thể "gây nghiện" đến vậy là do đã đánh trúng tâm lý mơ mộng của các cô gái trẻ xây dựng nên một hình tượng bạn trai hoàn hảo, cảnh phim cuốn hút, công nghệ làm phim hiện đại, đây chính là những điều mà phim cổ trang Trung Quốc không thể có được.
Thị trường phim Trung Quốc hiện nay đang chạy theo xu hướng giải trí tầm thường hóa, nếu không sửa đổi thì việc các nền văn hóa khác vượt mặt "ông anh" này sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.