Theo lời Nhà văn Nguyễn Quang Vinh trên trang cá nhân thì ông đã gọi điện cho ca sỹ Trọng Tấn, ngay sau khi ca sỹ này xin nghỉ dạy ở Nhạc viện.
"Tấn nói, vì là người của công chúng nên báo chí quan tâm khi em xin nghỉ dạy, nhưng thực ra không có gì nặng nề lắm trong việc này. Việc công chức xin nghỉ làm là việc rất bình thường, khi xét thấy mình không thể hoàn thành tốt công việc công chức thì cách tốt nhất là xin nghỉ, cũng như ai đó có cương vị nào đó thấy mình không đủ sức gánh vác thì xin từ chức", Nhà văn chia sẻ.
Ông tiếp lời: Nhưng ở nước mình, thử hỏi, có ai dó chức vụ cao đột nhiên xin từ chức vì mình không đảm trách tốt công việc đó, dư luận lại nóng rực lên, trong khi phải xem đó là chuyện rất bình thường.
Em cũng vậy- Tấn nói- Em hoạt động ca hát cá nhân ngoài công việc tại nhà trường rất nhiều, và chắc chắn là không thể nói là không ảnh hưởng đến việc này việc kia, rồi có người nói này nói kia, em có tự trọng, em muốn các hoạt động ca hát của em không ảnh hưởng đến nhạc viện, đến tập thể. Em muốn tự do hoạt động nghệ thuật, thoải mái đi nơi này nơi kia, lên lịch diễn dễ dàng hơn....
Những năm tháng ở Nhạc viện là thời gian rất quý báu và vui vẻ, không thể không có điều này điều kia nhưng nhỏ bé thôi, em xin nghỉ chỉ vì em muốn dành hết thời gian tâm sức cho nghề mình đã chọn.
Em cũng đã nói với lớp, với học sinh của mình, dù nghỉ dạy, nhưng nếu các em muốn em giúp đỡ thêm về ca hát, về kỹ thuật, em luôn sẵn lòng vì các em. Mỗi người có một lựa chọn, và Trọng Tấn đã quyết định lựa chọn con đường ca hát tự do, lựa chọn việc nghỉ dạy ở Nhạc Viện Hà Nội. Chúc Tấn tiếp tục như thế, hát hay và luôn nhân được sự mến mộ. Chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với nhau ở nhiều chương trình".
Trước đó, ngày 6/9, nam ca sĩ Trọng Tấn quyết tâm bỏ lại những ngày tháng cống hiến ở Học viện Âm nhạc Quốc gia bằng việc gửi đơn xin nghỉ việc lên lãnh đạo trường này.