Tế Công hay còn gọi là Tế Ðiên Hòa Thượng hoặcTế Điên Hoạt Phật ( tên thật Lý Đạo Tế) là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống (khoảng 1150 – 1209) người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu sống tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc.
Ông là một tăng sĩ nhưng ham uống rượu, ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên. Sau này dân gian gọi ông là Tế Công. Song khác với vẻ bề ngoài, ông lại là người rất "tỉnh", từ bi và chuyên giúp đời, giúp người. Tế Điên luôn có mặt khi có người tốt gặp nạn. Vì được gọi là Thánh Tăng nên có rất nhiều người đến nhờ Tế Điên giúp đỡ, nhưng Tế Điên không giúp đỡ tất cả mọi người. Ông thường giả khùng giả điên để thử lòng họ, để họ lộ ra bản chất thật sự của mình. Khi ông biết đó là những người trung hiếu thì mới chịu ra tay giúp họ.
Hình ảnh một Tế Điên mặc quần áo rách rưới, thân hình gầy guộc, tay cầm quạt mo, hông đeo bình rượu đã được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh nhỏ nhiều lần, khai thác theo thể loại phim võ hiệp cũng như phim hài với các phiên bản của Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore... Ngay cả ở Việt Nam, vai diễn Tế Công cũng rất được hâm mộ. Cùng điểm danh những diễn viên đã từng được "điên" với vai diễn nổi tiếng này:
Châu Minh Tăng - "La Hán Phụng Mệnh"
Tế Công - La Hán Phụng Mệnh (1995) là phiên bản phim rất được yêu mến nhờ diễn xuất hài hước của Châu Minh Tăng. Bộ phim này cũng chinh phục khán giả Việt Nam ở mọi lứa tuổi và cũng là phiên bản Tế Công đầu tiên đến Việt Nam.
Châu Minh Tăng đã thể hiện được cái hồn của một "Đạo Tế" tuy "khùng" nhưng lại sống lạc quan, yêu đời, suốt ngày chỉ thích nghêu ngao hát: "Áo cũng rách, giày cũng rách, quần áo trên người ta cũng rách. Người cười ta, hắn cười ta, cả Phật tổ cũng đang cười ta..."
Nhận vật Tế Điên của Châu Minh Tăng đã đem đến cho người xem những phút giây thư giãn hài hước khi Tế Điên giả khùng giả điên để thử lòng người, những bài học làm người đầy ý nghĩa và triết lý nhân quả trong Phật giáo.
Trần Hạo Dân - "Phật sống Tế Công"
Dù trước đây, Trần Hạo Dân từng được yêu thích qua vai Tôn Ngộ Không (phim Tây du ký 2) và Đoàn Dự trong bản dựng Thiên long bát bộ 1996, nhưng khi anh xuất hiện với hình ảnh hòa thượng Tế Công điên điên khùng khùng, sự nghiệp của anh mới có cơ hội "ghi điểm" trong lòng khán giả.
Cho đến nay, nhiều người gọi anh là Tế Điên sau khi đóng liền 3 phần phim Phật sống Tế Công. Đây là một hiện tượng lạ trong làng phim truyền hình Trung Quốc vì từ trước đến nay, chưa có tiền lệ nào mà một tác phẩm liên tục thực hiện 3 phần liên tiếp trong vòng 2 năm.
Mạch Gia - "Tế Công truyền kỳ"
“Tế Công Truyền Kỳ” cũng dựa trên cốt truyện về nhân Tế Công, xoay quanh những chuyện bi hài của cuộc đời ông với nhiều tình tiết vui nhộn, mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả.
Đây là bộ phim hoàn toàn mới từ cốt truyện đến kỹ thuật, phối hợp tế bào hài hước và tài diễn xuất điêu luyện của Mạch Gia làm sống lại Hòa Thượng Tế Công một Hòa Thượng bê bối, không giữ quy giới, du hý nhân gian, phò nguy tế thế, Tế Công pháp lực cao thâm, chuyên lo chuyện phàm gian, diệt trừ ác bá tham quan, phù nguy giải khốn cho bá tánh, vì muốn hiểu rõ những phiền phức tình cảm trong dân gian. Tế Công có tình cảm và sống chung với Ngô Thiện Liên, bộ phim sử dụng những màn tiếu lâm để dạy đời một cách nhẹ nhàng nhưng có ý nghĩa thâm sâu …
Trương Mặc - "Tế Công tân truyền"
Trương Mặc là con trai của nam diễn viên nổi tiếng Trương Quốc Lập nhưng sự nghiệp diễn xuất của anh lại không mấy tiếng tăm ngay cả khi được giao vai diễn đình đám trong Tế công tân truyền, sản xuất năm 2011.
Châu Tinh Trì - Tế Công (phim hài)
Bộ phim Tế Công được Châu Tinh Trì đưa lên màn ảnh trong chỉ 128 Phút nhưng cũng để lại ấn tượng cho khán giả với những tràng cười không ngớt.
Tế Công (Châu Tinh Trì), cá cược với các vị tiên khác trên trời rằng sẽ cứu vãn được cuộc đời của một kỹ nữ (Maggie Cheung) và một tên ăn mày (Anthony Wong), và để hoàn thành việc đó, Tế Công phải đích thân xuống hạ giới. Từ đó là một loạt những câu chuyện hài hước về Tế Công nhưng cũng rất đậm chất nhân văn và triết lý đạo phật.