Tình hình giáo dục và khoa cử
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi, đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ nhữmg kẻ phạm tội, làm nghề ca hát
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức đẻ làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Nho giáo chiếm độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Người nào đỗ kì thi Hương (ở các đạo, lộ) gọi là hương cống, đỗ kì thi Hội (ở kinh dô) được dự kì thi Ðình để phân hạng các tiến sĩ. Những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đặt ở Văn Miếu - Quốc tử giám, gọi là bia tiến sĩ.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Nguồn ảnh: khoahoc.tv)
Văn học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.
Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca.., Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v. v...
Vän thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Sử học có các tác phẩm Ðại Việt sử kí (10 quyển), Ðại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Son thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế...
Ðịa lí học có Hồng Ðức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đô.
Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
Tượng voi chầu bằng đá ở Lam Kinh, Thanh Hóa
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
Hiện nay còn một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hoa như nền cột, bậc thềm., một số con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314m, rộng 254m, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong bia đá nổi lên bia lên bia Vĩnh Lăng (viết về vua Lê Thái Tổ) cao 2m79, rộng 1m2, dựng trên một con rùa bằng đá dài 3m46 rộng. 1m94.
Ðiêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 7, tr. 99-100-101.