Vài lần ăn món khoái khẩu, ấu trùng sán "đóng tổ" trong não

Linh Chi (Ghi theo ANTV) |

Những món ăn hấp dẫn như tiết canh hay nem thính, nem chạo đã gắn liền với thói quen ăn uống của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh tật là những món ăn này cũng ít.

Bệnh khó phát hiện, dễ nhầm lẫn

Tại Viện sốt rét - KST - CT Trung ương, gần 20 năm nay, chị Vương Thị H. ở Lào Cai, bị hành hạ bởi những con đau đầu kéo dài, mỗi ngày trung bình từ 5-6 cơn. Sau nhiều lần đi khám, chị được chẩn đoán mắc tiền đình. Tuy nhiên, chị điều trị và uống thuốc trong thời gian dài nhưng các cơn đau vẫn không thuyên giảm.

Đến tháng 4/2017, chị chuyển xuống viện côn trùng khám và phát hiện có ấu trùng sán lợn trong não. Chị Hà cho biết, mỗi khi có công việc gì phải mổ lợn, chị cũng hay ăn tiết canh.

Cũng tại khoa khám và điều trị chuyên ngành, ông Nguyễn Văn N. ở Hà Giang là trường hợp nhiễm ấu trùng sán lợn có biểu hiện động kinh cục bộ. Hình chụp cộng hưởng từ cho ra hơn 20 nang sán trong não. Ông đã trải qua 3 đợt điều trị nhưng số lượng nang chưa có dấu hiệu giảm.

Ông N. cho biết, ông phát hiện bệnh từ năm 2006 nhưng không nghĩ là bệnh sán não. Đến khi đi viện, bác sĩ chụp chiếu, chẩn đoán là động kinh. Sau khi uống thuốc điều trị động kinh 4 năm, triệu chứng bệnh vẫn không đỡ. Khi chuẩn bị lên cơn giật, tay chân ông thường tự động co quắp lại mặc dù vẫn tỉnh táo như thường.

Từng được biết là căn bệnh phổ biến ở vùng cao với đối tượng mắc là những người ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, các trường hợp mắc sán tập trung nhiều hơn ở các tỉnh Đồng bằng như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Đồng thời, độ tuổi mắc bệnh phổ rộng hơn, bắt gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Trường hợp của anh Hoàng Anh Tùng ở Thái Nguyên, mới 29 tuổi những đã phát hiện bệnh được 2 năm nay là một ví dụ.

Vài lần ăn món khoái khẩu, ấu trùng sán đóng tổ trong não  - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Điều trị lâu dài, tốn kém

Bác sĩ Đinh Tuấn Đức, Phó khoa khám và điều trị chuyên ngành, Bệnh viện Sốt rét - Ký sinh trùng - côn trùng TƯ cho biết, đây là bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương, cho nên bệnh nhân có thể có các biểu hiện nhẹ như đau đầu, chóng mặt, nặng thì có thể động kinh, co giật toàn thân, ngất không biết gì ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt.

Những trường hợp bệnh nói trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân ăn các món ăn chưa được nấu chín.

Bác sĩ Đức cho biết, bệnh sán lợn có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, tiết canh hoặc thịt bò tái, thì lợn tái.

Do thói quen nuôi thả, ít chú trọng vệ sinh môi trường và thức ăn nên lợn là một trong những con vật có điều kiện để sán dây hoặc ký sinh trùng phát triển. Khi con người tiêu hóa thịt mang nang sán dây chưa nấu chín, các nang sán xâm nhập vào thành ruột và di chuyển đến cơ vân cũng như một số cơ quan phủ tạng khác như não, gan, tại đó chúng có thể phát triển thành sán trưởng thành.

Khi ký sinh ở não, ấu trùng sán lợn gây tác hại đến hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn liệt các dây thần kinh, phù não, nói ngọng, giảm trí nhớ, giảm thị lực, gây động kinh và quá trình điều trị khá phức tạp và khó khăn.

Bác sĩ Tuấn cho biết, bệnh nhân có thể bị các triệu chứng, nhẹ thì đau đầu, nặng thì co giật. Đến khám ở một số cơ sở y tế chuyên khoa có thể chẩn đoán nhầm sang u não. Trong một số trường hợp không điển hình có thể gây nhầm lẫn.

Một trong những khó khăn khi điều trị là phác đồ điều trị lâu dài, thông thường bệnh nhân điều trị phải sử dụng các loại thuốc đặc hiệu với liều lượng tương đối cao.

Theo thống kê của bệnh viện Sốt rét - Ký sinh trùng - côn trùng TƯ, từ tháng 8/2017 đến tháng 1/2018, có 211 bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán lợn đang điều trị nội trú trên tổng số 725 bệnh nhân, chiếm 30%.

Số lượng bệnh nhân nhiễm sán lợn cũng ngày càng tăng dù các thông tin cảnh báo về việc ăn chín uống sôi đã được phát đi liên tục. Theo các bác sĩ, điều trị bệnh ấu trùng sán lợn cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn. Trong đó, đặc biệt lưu ý không nên điều trị bằng thuốc Đông y, thuốc Nam hoặc các thuốc cổ truyền đối với bệnh sán dây lợn.

Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn nên thực hiện ở cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Cần thiết chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán ra theo phân, hoặc đốt sán ra quần lót, quần đùi để tránh những biến chứng do sán dây lợn.

Để phòng tránh những nguy cơ gây bệnh đáng tiếc, người dân cần tránh không ăn rau sống, không uống nước lã, không ăn thịt lợn, thịt bò tái.

Mời độc giả xem video chi tiết:

Sán “Ăn” Não Bởi Những Thói Quen Sai Lầm. Nguồn: ANTV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại