Vã nhiều mồ hôi và những bài thuốc điều trị công hiệu

DS. BÀNG CẨM |

Ra nhiều mồ hôi là hiện tượng sinh lý, khi vã nhiều mồ hôi do bệnh, cần tiếp nhận điều trị.

Trong môi trường nhiệt độ cao, sau khi vận động, hoặc cảm mạo phát sốt khi hạ nhiệt, sẽ vã mồ hôi. Đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhằm thải nhiệt và điều hòa thân nhiệt.

Vã mồ hôi khi căng thẳng hoặc sợ hãi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Trung tâm điều hòa thân nhiệt của đại não là “tổng bộ” chi phối chức năng bài tiết mồ hôi, khi có yếu tố thần kinh kích thích đại não sẽ gây vã mồ hôi.

Tuy nhiên, một số người đặc biệt dễ vã mồ hôi, tức là chứng nhiều mồ hôi. Tình trạng này phần lớn do cơ địa bẩm sinh, không nên quá lo lắng. Chỉ cần hàng ngày vận động nhiều, rèn luyện tâm thể, sẽ cải thiện tình trạng bệnh.

Vã nhiều mồ hôi do bệnh cần quan tâm đặc biệt. Vã mồ hôi thường xuyên kéo dài kèm sốt nhẹ, mỏi mệt, có thể mắc bệnh lao hoặc bệnh máu trắng; hồi hộp kèm tay rung rẩy, có thể bị phì đại tuyến giáp trạng mắt lồi. Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật cũng gây vã mồ hôi. Nói chung, khi xảy ra các triệu chứng ngoài vã mồ hôi bạn cần đến khám và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Vã nhiều mồ hôi và những bài thuốc điều trị công hiệu - Ảnh 1.

Vã nhiều mồ hôi do bệnh lý

Vã nhiều mồ hôi bệnh lý thường xảy ra khi căng thẳng, dẫn đến hiện tượng: sợ sệt, đau đớn, mệt mỏi.

Điều trị nhiều mồ hôi trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vã mồ hôi sinh lý không quá nhiều là bình thường, không cần điều trị. Nếu do bệnh lý cần điều trị, nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân, “bệnh nào thuốc nấy”. Tránh hoặc giảm căng thẳng thần kinh, hạn chế bia, rượu và thức ăn cay, nóng.

Một khi vã mồ hôi ảnh hưởng xã giao, làm việc, cho nên cần được điều trị triệt để. Có thể giải quyết bằng thủ thuật ngoại khoa, phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm dưới hố nách hai bên, thủ thuật này tỷ lệ thành công 100%.

Bài thuốc trị vã nhiều mồ hôi

Canh cá chạch: Cá chạch sống 1 con (khoảng 100g). Dùng nước nóng rửa sạch chất nhớt, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho dầu vào chảo chiên cá ngả màu vàng, đổ vào 1,5 chén nước, nấu cạn còn nửa chén, nêm muối gia vị. Dùng canh ăn cá, dùng hết trong ngày (trẻ nhỏ chỉ dùng canh, không ăn cá), dùng liền 3 ngày là một liệu trình.

Chè nếp - lúa mì: Nếp 50g, lúa mì 60g, đường đỏ vừa đủ. Nấu chè, khi ăn nêm đường vừa đủ, dùng làm điểm tâm hoặc ăn chiều.

Trà táo đỏ: Táo đỏ 100g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống thay trà.

Chè táo đen - táo đỏ: Táo đen 15g, táo đỏ 60g, nếp 1 nắm. Đổ nước vào nồi đun sôi, thêm nếp, táo (bỏ hột), nấu chè, nấu đến nhừ, khi ăn nêm đường gia vị, chia ăn vài lần.

Thịt heo tiềm rượu gạo: Thịt lợn nạc heo 250g, rượu gạo 0,5 lít, đường và muối vừa đủ. Các nguyên liệu cho vào nồi tiềm, nêm đường, muối vừa đủ, dùng hết trong ngày.

Bánh hẹ - thịt nạc: Thịt lợn nạc 30g, nước cốt hẹ 30g, muối vừa đủ. Hẹ rửa sạch, xay ra nước cốt, thịt xay nhuyễn, trộn với nước cốt hẹ, thêm muối, gia vị, hấp chín, chia ăn 2 lần trong ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại