Va chạm với tiểu hành tinh, cơn sóng thần cao hơn 300m nhấn chìm sao Hỏa

Hoàng Dung |

Các nhà thiên văn học đưa ra bằng chứng về lý thuyết, sau va chạm với tiểu hành tinh đã kích hoạt một trận siêu sóng thần trên hành tinh đỏ.

Ba tỷ rưỡi năm trước, một cơn sóng thần cao tầm tòa nhà chọc trời có thể đã xuất hiện trên bề mặt sao Hỏa làm ngập vùng đất rộng hơn diện tích Mỹ.

Hai nhóm nhà thiên văn học lần đầu tiên đưa ra lý thuyết gây tranh cãi trên khi dựa vào dấu vết địa lý về cơn sóng khổng lồ để lại trên cảnh quan sao Hỏa. Đó là những tảng đá khổng lồ được chạm khắc bằng đinh tán có khả năng bị bỏ lại sau khi cơn sóng rút đi.

Mới đây, các nhà thiên văn học đã đưa ra bằng chứng khác cho rằng, đã có một cơn sóng thần như vậy. Một tiểu hành tinh khổng lồ tấn công sao Hỏa đã tạo ra một trận siêu sóng thần như giả thuyết trước đó.

Francois Costard - nhà thiên văn học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, một trong số các nhà khoa học đầu tiên đề xuất lý thuyết sóng thần, đã chỉ ra con đường hủy diệt của cơn sóng thần trên sao Hỏa và tìm kiếm điểm khởi phát ban đầu.

Tất cả những mô hình các nhà nghiên cứu có được đều hướng về một trong những miệng hố lớn trên bề mặt hành tinh đỏ là Lomonosov, rộng 150 km. Họ nghi ngờ những miệng hố lớn xuất hiện sau cuộc va chạm.

Alexis Rodriguez - nhà khoa học tại Viện Khoa học Hành tinh và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, miệng hố lớn Lomonosov có niên đại khoảng hơn 3 tỷ năm tuổi, tương đương với tuổi dấu vết địa lý có thể do sóng thần để lại.

"Các cạnh của miệng hố bị xói mòn, như thể nước tràn ngược vào miệng hố sau một tác động lớn. Các mô hình cho thấy, vụ va chạm đủ mạnh để kích hoạt một cơn sóng thần khổng lồ có khả năng nhấn chìm hành tinh", Alexis Rodriguez nói.

Các nhà thiên văn học đồng ý rằng, Sao Hỏa cổ đại là một nơi ấm áp hơn, ẩm ướt hơn nhiều so với hiện tại. Nhưng vào thời điểm xảy ra sóng thần, Sao Hỏa cũng không chính xác là một quả cầu màu xanh giống như Trái đất.

Bầu khí quyển của nó đã biến mất và hành tinh đỏ đã nhanh chóng biến thành một quả bóng đỏ đóng băng. Mặc dù vẫn còn rất nhiều nước trên sao Hỏa vào thời điểm đó, nhưng nó chủ yếu ở dưới lòng đất (tồn tại dưới dạng băng).

Rodriguez - một trong những nhà khoa học đầu tiên đề xuất lý thuyết về sóng thần sao Hỏa cổ đại tin rằng, có nhiều bằng chứng cho thấy sóng thần đã xảy ra, nhưng hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận nguyên nhân và diễn biến cụ thể.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại