Sân Quy Nhơn đón 14.000 khán giả, cao nhất vòng 11 V-League 2022. ẢNH: DŨNG PHƯƠNG
Con số biết nói
Vòng 11 V-League 2022, sân Vinh vẫn giữ "phong độ ổn định" với 10.000 khán giả đến theo dõi trận derby Bắc miền Trung giữa SLNA - Thanh Hóa. Đây là trận đấu trên sân nhà thứ 3 liên tiếp mà Phan Văn Đức cùng đồng đội đón số lượng CĐV tương tự để biến sân Vinh thành "chảo lửa" đích thực dưới cái nắng đổ lửa ở miền Trung. Tuy nhiên, sân Vinh chỉ xếp thứ 2 về việc đón tiếp khán giả của vòng đấu.
"Ngôi vương" thuộc về sân Quy Nhơn, khi chủ nhà Topeland Bình Định tiếp đội đầu bảng Hà Nội FC với con số ấn tượng 14.000 người đến ủng hộ. Thậm chí, Quyền Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn và các quan chức, đơn vị đồng hành của VFF lẫn VPF cũng bớt chút thời gian đến dự khán cặp đấu này. Không phụ lòng mong chờ của các "thượng đế", 2 đội đã cống hiến 90 phút bóng lăn với chất lượng chuyên môn cao, liên tiếp các pha "ăn miếng trả miếng". Đội bóng Thủ đô với độ quái nhỉnh hơn đã giành trọn 3 điểm, qua đó xây chắc ngôi đầu.
Quyền Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cùng các quan chức, đối tác và HLV Park Hang-seo dự khán trận Topeland Bình Định - Hà Nội FC. ẢNH: DŨNG PHƯƠNG
Trận "chung kết ngược" ở Thiên Trường giữa Nam Định và CLB TPHCM cũng đón 8.000 khán giả đến sân. Có thể đây vẫn là con số khiêm tốn so với tình yêu mãnh liệt của người hâm mộ bóng đá thành Nam. Nhưng sân Thiên Trường vẫn duy trì vị thế tốp đầu của mình.
"Hiệu ứng" HAGL cũng hâm nóng sân Thống Nhất, khi có 7.000 khán giả chứng kiến bàn thắng duy nhất của Công Phượng giúp đội nhà đánh bại Sài Gòn FC. Sân Hàng Đẫy của Viettel FC đón lượng CĐV thấp nhất với con số 3.000 người, trong thất bại 0-1 trước Becamex Bình Dương.
V-League 2022 ngày càng có giá
Đáng nói hơn, kỷ lục này được thiết liệt khi vòng 11 có trận đấu giữa Hải Phòng - Đà Nẵng không được phép đón khán giả, theo án phạt từ Ban Kỷ luật VFF dành cho đội chủ nhà. Sân Lạch Tray "lửa" lúc nào cũng nhiệt, và nếu có khó CĐV thì chắc chắn con số trung bình đến sân ở vòng 11 có thể chạm ngưỡng bất ngờ hơn.
Thêm 2 vòng đấu để khép lại giai đoạn lượt đi, và V-League 2022 vẫn còn 14 vòng đấu nữa để hạ tấm màn nhung. Nhưng thì hiện tại, việc các sân đón lượng khán giả trung bình gia tăng liên tục qua mỗi vòng đã cho thấy lực hút hấp dẫn của hạng đấu cao nhất bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, và khi sân chơi càng có thêm dấu ấn với những cột mốc bị xô đổ thì giá trị của nó càng được tăng triển.
Cầu thủ và CĐV Nam Định ăn mừng chiến thắng ở trận "chung kết ngược" trước CLB TPHCM. ẢNH: MINH HOÀNG
Điều này đến từ việc các CLB đã biết cách chăm sóc, nâng cao thương hiệu. Trong đó, họ tích cực "tương tác" và chăm sóc tốt với khán giả để kéo lượng người đến sân đông hơn mỗi vòng, hoặc chí ít giữ vững lửa sáng trên khán đài.
Giới mộ điệu "rủ nhau" đến đông còn đến từ yếu tố chuyên môn. Đã từ lâu, sân chơi có dịp chứng kiến cuộc đua hấp dẫn như ở 2 đầu bảng xếp hạng, khi số lượng đội đua vô địch lên đến 4, khoảng cách chỉ 4-6 điểm và cuộc chơi còn kéo dài. Tương tự đảo chiều cục diện, khoảng cách giữa đội cuối bảng Sài Gòn FC với nhóm trên chỉ bằng một trận hòa đến thắng, có đến 6 đội nguy cơ rơi xuống đỉnh bảng.
Vì thế, sự tăng trưởng theo chiều thẳng đứng của khán giả không phải tự nhiên mà có. Điều này đến từ nỗ lực của chính đội bóng và đơn vị tổ chức Giải đấu đang cố gắng tạo ra sân chơi công bằng, lành mạnh và mang đậm tính chất lượng cao. Như giới chuyên môn hay truyền tai: Bóng đá không có khán giả… là bóng đá chết. V-League 2022 còn dài, và hãy hy vọng điều tích cực hơn nữa!