Sáng nay 19-4, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (UBTP) tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành hữu quan để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của UBTP về nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và giải pháp trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, Ủy viên Thường trực UBTP Nguyễn Thị Thủy đã trình bày tổng hợp báo cáo các bộ, ngành về kết quả thực hiện kiến nghị của UBTP và một số đánh giá của Nhóm nghiên cứu của UBTP.
Đáng chú ý trong bản bản báo cáo này, UBTP nêu rõ hàng loạt vụ sàm sỡ, xâm hại tình dục trẻ em bây bức xúd dư luận trong thời gian gần đây như: vụ Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ cháu bé 9 tuổi trong tháng may tại chung cư Galaxy (TP HCM), Nguyễn Trọng Trình trong vụ xâm hại tình dục bé gái 10 tuổi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội)...
Bà Nguyễn Thị Thủy cho biết về vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh có hành vi ôm hôn, sàm sỡ bé gái trong thang máy của chung cư Galaxy tại quận 4, TP HCM, cử tri, báo chí và một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phản ánh: Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải ra một trong ba quyết định: Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định không khởi tố vụ án; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh ở nhiều địa điểm thì mới có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng hoặc có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa.
Vụ việc xảy ra từ ngày 2-4-2019, có camera ghi lại hình ảnh, nhưng đến nay đã là ngày 19-4-2019 vẫn chưa có quyết định của Cơ quan điều tra.
Trong khi đó, BLTTHS quy định: trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải ra một trong ba quyết định: Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định không khởi tố vụ án; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh ở nhiều địa điểm thì mới có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng hoặc có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa.
"Cử tri phản ánh việc giải quyết như vậy là chậm, trong khi vụ việc không phức tạp, không phải xác minh tại nhiều nơi. Nhiều ĐBQH đề nghị Bộ Công an giải trình ý kiến cử tri nêu liên quan đến tiến độ giải quyết tố giác, tin báo vụ việc này"- Ủy viên Thường trực UBTP Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.
Một vụ việc nổi cộm khác là vụ án Nguyễn Trọng Trình hiếp dâm bé gái 9 tuổi tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo đó, thông tin về vụ án theo báo cáo của Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC), ngày 24-2-2019, nghi phạm lừa chở cháu bé đến khu vực vườn chuối (nơi xa dân cư, vắng người qua lại), nghi phạm đã tự cởi "đồ" của mình ra.
Cháu bé sợ hãi, la hét, dùng ngọn chuối đánh vào mặt nghi phạm để chống cự thì bị nghi phạm dùng tay bịt miệng, bóp cổ, bẻ tay, đồng thời ôm ngang người cháu từ phía sau và dùng tay sờ, bóp ngực cháu, cho ngón tay vào âm hộ của cháu.
Khi thấy cháu khóc, kêu đau, sợ bị phát hiện, nghi phạm bỏ cháu tại hiện trường rồi lấy xe máy về nhà.
Lúc này cháu bé bị đau, chảy nhiều máu ở vùng âm hộ đã bò từ khu vườn chuối ra ngoài đường thì được một phụ nữ (là người làm ruộng đi qua) phát hiện đưa về nhà. Ngay sau đó, gia đình cháu bé đưa đến công an trình báo.
Tiếp đó, ngày 6-3-2019: Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (theo Điều 146 Bộ Luật hình sự năm 2015 - BLHS) và có công văn đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp tạm giữ đối với bị can. Viện kiểm sát huyện đã phê chuẩn các quyết định này. Gây bức xúc trong dư luận.
Ngày 22-3-2019, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội ra Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố vụ án và Quyết định khởi tố bị can từ Tội dâm ô sang Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, bắt tạm giam bị can. Các quyết định này được VKSND TP Hà Nội phê chuẩn.
Nhóm nghiên cứu của UBTP cho rằng BLHS năm 2015 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: "Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; …".
Như vậy, so với BLHS 1999, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định "thực hiện hành vi quan hệ tình dụng khác" là cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Với kết quả lấy lời khai và Kết luận giám định pháp y sinh học thì bị can đã có hành vi (dùng vũ lực bịt miệng, bóp cổ, bẻ tay cháu bé) và (dùng tay xâm hại bộ phận sinh dục của cháu bé). Nhiều ý kiến của nhóm nghiên cứu cho rằng hành vi của nghi phạm (dùng tay xâm hại bộ phận sinh dục của cháu bé) là "hành vi quan hệ tình dục khác quy định trong BLHS 2015"...
"Như vậy, trong bối cảnh chung, dư luận yêu cầu phải xử lý nghiêm hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhưng CQĐT và VKS huyện khởi tố về tội danh nhẹ hơn và để bị can tại ngoại là thiếu nghiêm minh trong xử lý"- bà Thủy nêu rõ.
UBTP đề nghị CQĐT và VKSND TP Hà Nội giải trình: Việc khởi tố không đúng tội danh trong vụ án nêu trên là do nguyên nhân gì? Có nguyên nhân do nhận thức pháp luật, do chưa nắm vững sự thay đổi của BLHS năm 2015 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay không? Công tác tập huấn các quy định mới của BLHS 2015 đã tới được các Điều tra viên, Kiểm sát viên cấp huyện hay chưa?
Về vụ việc một Giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học tại Bắc Giang bị tố cáo có hành vi dâm ô 13 học sinh.
Phản ánh của cử tri cho rằng việc áp dụng điểm e, khoản 3, Điều 5 Nghị định số 167 xử phạt hành chính Giáo viên chủ nhiệm về hành vi "Xâm hại sức khỏe của người khác" là chưa phản ánh đúng bản chất của hành vi nêu trên.
Nhóm nghiên cứu của UBTP đề nghị Bộ Công an giải trình ý kiến của cử tri nêu trên; có hay không khoảng trống của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành liên quan đến các hành vi xâm hại tình dục.
"Cưỡng" hôn bị phạt 200.000 đồng là không có tính răn đe, gây bức xúc dư luận
Nhóm nghiên cứu của UBTP cũng nêu ra vụ án sát hại nữ sinh giao gà ở Điện Biên. Theo đó, nhiều ĐBQH đề nghị Bộ Công an trao đổi thông tin về ý kiến của cử tri cho rằng, với hiện trường vụ án, tử thi và tình trạng quần áo cảu nạn nhân nữ trẻ khi được phát hiện như vậy tại sao không triển khai các biện pháp pháp luật quy định để xác định có hay không hành không hành vi xâm hại tình dục, để sau đó lại phải khai quật tử thi mới quyết định khởi tố bổ sung đối với Tội hiếp dâm.
Đặc biệt về việc ông Phạm Văn Tứ tại quận 7, TP HCM tố cáo ông Lê Phú Cự có hành vi hiếp dâm. Cụ thể, UBTP và một số ĐBQH nhiều lần nhận được đơn tố cáo của Phạm Văn Tứ (cha đẻ của nạn nhân) tố cáo ông Lê Phú Cự có hành vi hiếp dâm con gái ông Tứ. Theo đơn tố cáo: Ngày 6/7/2015, xảy ra hành vi hiếp dâm; Ngày 8-7-2015, ông Tứ có đơn tố cáo gửi Công an quận 7, TP HCM; Vụ việc sau đó đã được chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an TP HCM. Sau gần 4 năm, vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Tháng 7-2018, Cơ quan điều tra Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam bị can nhưng VKSND TP HCM chưa phê chuẩn và có Giấy báo tin gửi ông Tử với nội dung “VKSND TP HCM đang xin thỉnh thị VKSND tối cao”.
Về vụ việc này, UBTP và một số ĐBQH đề nghị VKSNDTC giải trình: BLTTHS 2015 quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là 20 ngày, trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh ở nhiều địa điểm thì mới có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng hoặc có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa (tức là tối đa không quá 4 tháng), quy định cụ thể thời hạn điều tra và các thời hạn tố tụng khác.
“Đến nay, Cơ quan điều tra và VKSND TP HCM đã thụ lý vụ án gần 4 năm là đã thực hiện đúng quy định về thời hạn trong BLTTHS hay chưa? Lý do kéo dài thời hạn giải quyết?”- UBTP chất vấn.
Một vụ việc cũng gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây là vụ việc ông Đỗ Mạnh Hùng có hành vi dùng vũ lực, dùng tay giữ má nạn nhân để ép hôn trái ý muốn trong thang máy một Chung cư tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo đó, ngày 4-3-2019, trong thang máy của chung cư, người đàn ông đã có hành vi dùng vũ lực, dùng tay giữ má nạn nhân để ép hôn trái ý muốn chị V.
Kết quả giải quyết: Công an quận Thanh Xuân áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 167/2013NĐ-CP của Chính phủ xử phạt người vi phạm về hành vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu gẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác” với mức phạt là 200.000 đồng.
Việc biện pháp xử lý, này, cử tri phản ánh với hành vi nêu trên mà áp dụng quy định của Điều 5 Nghị định 167 “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu gẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác” là khiên cưỡng, không chính xác.
Hành vi dùng vũ lực, dùng tay giữ má nạn nhân để ép hôn trái ý muốn thực chất là hành vi xâm hại tình dục, xâm hại đến thân thể của nạn nhân, không phải là “cử chỉ”. Mức xử phạt 200.000 đồng không có tính răn đe, gây bức xúc dư luận.
Nhóm nghiên cứu của UBTP đề nghị Bộ Công an giải trình ý kiến của cử tri liên quan đến tính chính xác của việc áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 167 để xử lý hành vi trên và hướng đề xuất sửa đổi thời gian tới.
Về vấn đề này, ngày 23-3-2019, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an rà soát, khẩn trương đề xuất sửa đổi các quy định của Nghị định 167 chưa đủ nghiêm khắc để bảo đảm răn đe.