Uống vài cốc nước có đường mỗi ngày, cô gái 28 tuổi mạng như "chỉ mảnh treo chuông", bác sĩ báo động 4 thói xấu của người trẻ

Phạm Trang |

Những món ăn ngon cũng có thể tiềm tàng mối nguy hại nếu không kiểm soát số lượng.

Miaomiao (28 tuổi, Chiết Giang, Trung Quốc) vào tháng 3 vừa qua đã đến bệnh viện do cảm thấy chóng mặt sau khi tỉnh dậy. Các bác sĩ cho rằng đây chỉ đơn giản là triệu chứng xảy ra khi mệt mỏi quá mức, tuy nhiên, sau khi xét nghiệm máu lại bất ngờ nhận kết quả giá trị đường huyết tĩnh mạch cao tới 56mmol/L, cao gấp hàng chục lần so với mức bình thường là 3,9-6,1mmol/L.

Ngoài ra, chỉ số glycated hemoglobin cũng đạt 13,3%, chứng tỏ lượng đường trong máu của Miaomiao đã ở mức cực cao trong ít nhất ba tháng qua. Sau khi kiểm tra, bệnh viện xác định cô gái mắc bệnh nhiễm toan đái tháo đường điển hình và có thể nguy hiểm tính mạng.

Uống vài cốc nước có đường mỗi ngày, cô gái 28 tuổi mạng như "chỉ mảnh treo chuông", bác sĩ báo động 4 thói xấu của người trẻ- Ảnh 1.

Gia đình Miaomiao sau đó ngay lập tức đưa con gái đến Bệnh viện Ruijin Thượng Hải (Trung Quốc) để cấp cứu. Bệnh viện chẩn đoán cô đã sốc nhiễm trùng và suy đa tạng, việc cấp cứu trở nên vô cùng khó khăn.

Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cô gái dù ở tuổi còn trẻ nhưng đã mắc tiểu đường nghiêm trọng là do Miaomiao rất thích uống các loại nước có đường, mỗi ngày ít nhất từ 1 - 2 cốc đồ uống có đường. Cùng với đó, cô gái cũng ít vận động khiến cơ thể không thể tiêu thụ lượng đường và dần gây ra bệnh tiểu đường.

Mao Enqiang, Trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện Ruijin, giải thích rằng bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa do khiếm khuyết trong việc tiết và hoạt động của insulin. Triệu chứng điển hình nhất là khát nước, ăn nhiều.

Miaomiao mắc bệnh tiểu đường loại 2 mà không hề hay biết. Vì vậy, khi khát, cô luôn muốn uống đồ có vị ngọt. Chính điều này khiến tình trạng của cô ngày càng trầm trọng.

Sau khi cấp cứu và điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của Miaomiao dần ổn định. Tình trạng nhiễm trùng đường ruột về cơ bản đã cải thiện và trở lại làm việc bình thường. Bác sĩ nói rằng Miaomiao đã thoái chết ngay trong gang tấc.

Bác sĩ cũng nhắc nhở, hiện tại nhiều người trẻ có thể mắc tiểu đường đều do 4 thói xấu sau:

- Thường xuyên thức khuya

- Thích ăn quá nhiều đồ ngọt

- Thích uống rượu bia

- Không thường xuyên vận động

Những thứ nên ăn trước bữa cơm nhằm ổn định đường huyết

1. Ớt chuông

Ớt chuông chứa nhiều chất xơ. Chỉ cần ăn một nửa quả trước bữa ăn cũng có thể làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu khi ăn bởi chỉ số đường huyết thực phẩm (Chỉ số GI) của ớt chuông chỉ là 15.

Uống vài cốc nước có đường mỗi ngày, cô gái 28 tuổi mạng như "chỉ mảnh treo chuông", bác sĩ báo động 4 thói xấu của người trẻ- Ảnh 2.

Cùng với đó, ớt chuông có nhiều màu sắc rực rỡ đồng nghĩa với việc trong chúng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các loại oxy phản ứng trong cơ thể con người, trì hoãn quá trình lão hóa.

Đặc biệt đối với những người dễ cáu kỉnh, bồn chồn, lo lắng, nên dùng ớt chuông vì chúng có chứa vitamin C và vitamin B6 có tác dụng giúp giảm mệt mỏi thần kinh.

2. Natto

Các chất dinh dưỡng trong Natto như protein, lipid và chất xơ ...có thể giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu. So với các loại đậu thông thường có thể tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa, đặc biệt đối với những người có dạ dày yếu thì natto - một loại thực phẩm lên men, sẽ dễ hấp thụ hơn. Trong natto cũng chứa nattokinase có thể giúp làm sạch máu.

Tuy nhiên, thay vì ăn natto trực tiếp với cơm, các bác sĩ gợi ý tốt nhất nên ăn riêng natto trước bữa ăn 10 phút để trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn tinh bột.

3. Trứng

Với những người muốn giữ dáng, giảm cân, trứng là thành phần không thể thiếu bởi chúng cung cấp protein chất lượng cao và tăng cảm giác no. Ngoài tác dụng giúp xây dựng cơ bắp, nếu ăn trứng luộc trước bữa cơm còn có thể giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong máu.

Uống vài cốc nước có đường mỗi ngày, cô gái 28 tuổi mạng như "chỉ mảnh treo chuông", bác sĩ báo động 4 thói xấu của người trẻ- Ảnh 3.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhấn mạnh, nếu muốn tăng tác dụng ổn định đường huyết, cũng nên đợi 10 phút sau khi ăn trứng rồi mới bắt đầu ăn các loại tinh bột như mì, cơm...

4. Sữa chua Hy Lạp

So với sữa chua thông thường, phần nước trong sữa chua Hy Lạp sẽ được loại bỏ trước khi lên men nên hàm lượng đường cuối cùng chỉ bằng một nửa so với sữa chua thông thường, hàm lượng protein và canxi sẽ tăng gấp đôi.

Ngoài ra, protein trong các sản phẩm từ sữa là casein được cơ thể con người tiêu hóa và hấp thụ rất chậm nên có tác dụng tốt trong việc ổn định đường huyết. Khoảng 10 phút trước bữa ăn, nên tiêu thụ khoảng 80 đến 100 gram sữa chua Hy Lạp. Bên cạnh việc ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến, nó còn có thể mang lại cảm giác no và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều.

Tuy nhiên, nhiều loại sữa chua Hy Lạp trên thị trường vẫn thêm đường, fructose... vì vậy nên đặc biệt chú ý khi lựa chọn mua sản phẩm không đường.

5. Đậu hũ

Ngoài việc được dùng làm món ăn phụ trong bữa ăn, đậu phụ giàu protein, tương đối dễ tiêu hóa và hấp thu nên cũng thích hợp để ăn trước bữa ăn.

Uống vài cốc nước có đường mỗi ngày, cô gái 28 tuổi mạng như "chỉ mảnh treo chuông", bác sĩ báo động 4 thói xấu của người trẻ- Ảnh 4.

Hàm lượng dinh dưỡng của đậu phụ sau khi bỏ nước là 50% protein, 25% lipid và 20% carbohydrate. Nếu ăn một lượng nhỏ khoảng 140 gram trước bữa ăn cũng có thể đạt được tác dụng làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu.

Nguồn: edh.tw

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại