Ung thư xương: Căn bệnh nguy hiểm cần phải điều trị sớm

Tiểu Nhã |

Ung thư xương là căn bệnh có tỷ lệ tiên lượng cao nếu phát hiện sớm. Những dấu hiệu sau mọi người phải ghi nhớ để phòng bệnh.

Tưởng thoái hoá lại thành ung thư

Bà Nguyễn Thị D. 52 tuổi, trú tại Nam Trực, Nam Định đã bị cắt 1 bên chân và đang phải điều trị hoá chất tại Bệnh viện K Trung ương.

Bà D. tâm sự cách đây 1 năm bà bị đau chân. Trước đó bà đã đi khám ở nhiều nơi bác sĩ chẩn đoán thoái hoá xương khớp.

Ở tuổi của bà D. thì bị thoái hoá là bình thường nên bà tưởng đó là cơn đau do thoái hoá mang đến.

Những cơn nhức mỏi chân có khi khiến bà phải bê chân lên vì đau đớn. Con cái bà D. đưa mẹ lên Bệnh viện Việt Đức khám. Khi chụp X quang bác sĩ đã nghi ngờ ung thư xương. Sinh thiết dịch phát hiện tế bào ác tính.

Bà D. được chuyển đến Bệnh viện K điều trị bảo tồn nhưng tế bào ung thư tiến triển nhanh khiến bà phải cắt bỏ chân. Dù rất tiếc đôi chân nhưng bệnh tật nên bà đã tháo ngang gối với hi vọng sau này có thể đeo chân giả được.

Tại Khoa Nhi Bệnh viện K Hà Nội, bé Trần Th. trú tại Thanh Hoá cũng thế. Bố của em cho biết thấy con thường kêu đau chân. Bé đi tập thể dục về cũng kêu đau. Anh tưởng con nô đùa với bạn bè nên đau thế.

Trẻ nhỏ ngã là bình thường. Chỉ đến khi con ôm gối kêu anh mới đưa con đến bệnh viện. Qua khám bác sĩ cho rằng bé bị tràn dịch khớp gối.

Tuy nhiên khi ra Hà Nội kiểm tra lại thì đó là ung thư xương. Dù cố gắng điều trị bảo tồn lại đôi chân cho con nhưng không được, bé phải cắt bỏ chân.

Nhìn con nhăn nhó xoa xoa một bên chân không còn, bố của bé Th tâm sự anh thường phải làm công tác tư tưởng cho con vì bé rất sợ khi 1 bên chân của mình không còn nữa.

Ung thư xương: Căn bệnh nguy hiểm cần phải điều trị sớm - Ảnh 1.

Trẻ có dấu hiệu đau xương nên đi khám sớm để điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Làm sao để phát hiện ung thư xương?

Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương – cán bộ khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương cho biết, ung thư xương nguyên phát là ung thư bắt đầu ở xương.

Bệnh có nhiều loại khác nhau: Ung thư mô liên kết sụn (chondrosarcoma), ung thư mô liên kết tạo cốt bào (osteosarcoma) và ung thư mô liên kết xương (Ewing’s sarcoma).

Loại ung thư này thường được phát hiện ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (10 đến 20 tuổi), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác.

Nam giới dễ mắc hơn nữ, song dấu hiệu bệnh ở 2 đối tượng là giống nhau. Các triệu chứng của ung thư xương ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.

Ung thư xương: Căn bệnh nguy hiểm cần phải điều trị sớm - Ảnh 2.

Ung thư xương nếu phát hiện sớm sẽ nắm được cơ hội chữa trị cao hơn (Ảnh minh họa)

Người bị mắc ung thư xương thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không còn sức để làm việc và học tập.

Ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện đau sưng vùng ung thư và sốt kéo dài, bỏ ăn. Ở người lớn đôi khi không nhận ra bệnh mà nghĩ là thoái hoá. Có trường hợp khi gãy chân mới biết mình bị ung thư xương.

Những dấu hiệu mà người bệnh phải biết đó là ung thư và đến bệnh viện kiểm tra đó là sưng ở vùng xương bị ảnh hưởng.

Đau là triệu chứng ung thư xương thường gặp nhất. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của ung thư trong cơ thể và kích thước của nó.

Vùng bị ảnh hưởng có thể bị sưng lên (nếu xương bị ảnh hưởng nằm gần da) và rất nhạy cảm khi chạm vào.

Cơn đau này có thể xuất hiện và tự biến mất không cần biện pháp can thiệp nào. Nó dần trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào ban đêm.

Cảm giác đau thường xuất hiện phổ biến nhất ở các vị trí xương dài như trên hoặc dưới đầu gối, cánh tay hoặc trên vai.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu đầu tiên có thể là bị gãy tay, gãy chân sau một tác động nhẹ vì ung thư làm tiêu hủy xương khiến nó dễ bị phá vỡ.

Khi chụp XQuang xương có thể thấy hình ảnh tiêu xương, bong màng xương, hình cỏ cháy, hình vỏ hành. Muộn hơn thì có hình ảnh xâm lấn phần mềm.

Một số dấu hiệu khác mà bạn có thể nhận biết bệnh ung thư xương khớp như: dấu hiệu tê nhức chân tay hoặc việc gãy xương thường xuyên dù không hoạt động mạn. Vì có thể đây là triệu chứng của ung thư xương.

Hiện nay, ung thư xương là bệnh ung thư còn rất khó khăn vì phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật đoạn chi nếu u không thể bảo tồn được, phẫu thuật bảo tồn chi nếu bệnh còn sớm.

Phẫu thuật đoạn chi gây tổn thương tâm lý nặng nề và gây mất sức khoẻ, mất sức lao động, giảm chất lượng sống.

Các tùy chọn điều trị ung thư xương dựa trên các loại ung thư, các giai đoạn của ung thư, sức khỏe tổng thể và sở thích. Điều trị ung thư xương thường liên quan đến việc phẫu thuật, hóa trị, xạ hoặc điều trị kết hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại