Ở Anh, cứ 4 người thì có 1 người được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng 86% trong số bệnh nhân không hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này, theo một nghiên cứu trực tuyến của Hiệp hội Ung thư Anh.
Vì vậy, năm 2016, Hiệp hội đã tổ chức một cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức về ung thư tuyến tiền liệt với sự tham gia của rất nhiều người nổi tiếng như Sir Ian McKellen, Robert De Niro và Roger Moore.
Tại đó, họ đã chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như quá trình chiến thắng bệnh tật.
Ngoài ra, ban tổ chức còn phát hiện ra một sự thật đáng buồn là nhiều nam giới có dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng không đi khám và nghĩ đó là bình thường.
Có người tâm sự rằng họ ngại đi khám vì cho rằng căn bệnh nhạy cảm này sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng đàn ông.
Tính đến thời điểm này, đã có 5.000 đàn ông ở xứ sở sương mù tử vong bị ung thư tuyến tiền liệt. Và Hiệp hội ước tính đến năm 2030, đây là một căn bệnh phổ biến ở nam giới.
Dưới đây là tất cả thông tin về ung thư tiền liệt tuyến mà đàn ông nên biết.
Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là nơi tạo ra các chất lỏng có trong tinh dịch. Nó nặng khoảng 20g và có kích thước bằng một hạt dẻ.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Các các tế bào khoẻ mạnh thường phân chia và chết đi theo chu kỳ. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào không chết đi mà tiếp tục phân chia với tốc độ nhanh và gây ra ung thư.
Đối tượng có nguy cơ mắc?
Đàn ông trên 50 tuổi, và độ tuổi dễ mắc bệnh nhất chính là từ 65 đến 69. Hầu như nam giới dưới 50 hầu như không có nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể di truyền. Vì thế, nếu có người thân bị ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng rất cao.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Thật ra, ung thư tuyến tiền liệt phát triển âm thầm và khi bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu điển hình thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng của bệnh phổ biến nhất chính là liên quan đến việc tiểu tiện. Đó là đi tiểu nhiều hơn, khó khăn khi "đi nhẹ", dòng chảy nước tiểu yếu, hay đi tiểu đêm. Những người nhịn đi tiểu có khả năng mắc bệnh rất cao.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh, cũng như máu trong nước tiểu và tinh dịch.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?
Có 2 cách chính để tìm ung thư tuyến tiền liệt là định lượng PSA trong máu và khám trực tràng.
- Xét nghiệm PSA: PSA là chất do tuyến tiền liệt tạo ra. Ung thư tuyến tiền liệt có thể làm cho lượng PSA trong máu tăng lên. Mức PSA trong máu có thể nói lên nhiều điều về tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt để biết chắc bị ung thư hay không.
- Khám trực tràng: Thăm trực tràng bằng tay là động tác đơn giản nhưng có giá trị chẩn đoán cao. Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể sờ thấy được các khu vực vùng niệu đạo, phát hiện khối u, kích thước...
Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị cũng khác nhau và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng loại ung thư: Có khi là phẫu thuật loại bỏ khối u hoàn toàn hoặc cố gắng kiểm soát tế bào ác tính.
Nếu bệnh không lan rộng ra bộ phận khác ngoài tuyến tiền liệt, giám sát chủ động là sự lựa chọn tốt nhất. Điều này có nghĩa là ung thư được theo dõi chủ động bằng các xét nghiệm nhưng không điều trị ngay.
Thường thì ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và không lây lan nên điều trị là không cần thiết. Có nghĩa là bạn tránh những phản ứng phụ của điều trị ung thư.
Nếu các xét nghiệm cho thấy ung thư đang phát triển, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các khối u, tiến hành xạ trị để kiểm soát và ngăn sự tiến triển của bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể ngăn ngừa được không?
Mặc dù, khoa học chưa chứng minh việc thay đổi chế độ ăn và tập thể dục có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy, bệnh béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Vì thế, chúng ta nên thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực vận động để phòng ngừa mọi căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt.
* Theo Telegraph