Bé gái 2 tuổi mắc ung thư não được ướp xác chờ hồi sinh
Vào một buổi sáng tháng 4-2014, cô bé Matheryn Naovaratpong, 2 tuổi ở Bangkok, Thái Lan vừa thức giấc thì không ngồi dậy được.
"Con gái kêu đau đầu, tay chân như tê liệt, mắt không thể nhắm, cho uống sữa thì trớ ra hết", bố cô bé, một kỹ sư y khoa kể lại.
Sau khi được đưa đến bệnh viện để thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, cô bé được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư nguyên bào mãng não thất, một dạng u não ác tính, với khối u 11 cm ở não trái.
Theo thống kê, chỉ 30% người mắc bệnh này có thể sống sót được trong 5 năm.
Vài ngày sau đó, bé Naovaratpong nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê. Trong hơn 1 tháng điều trị, cô bé đã phải trải qua 12 lần phẫu thuật não, 20 lần hóa trị và 20 lần xạ trị. Nhưng cuối cùng, các bác sĩ đành phải buông tay.
Dù rất đau lòng, vợ chồng Sahatorn đành phải chấp nhận ngắt các thiết bị duy trì sự sống cho con. Khi qua đời, 80% chức năng não trái của bé đã mất.
Cô bé Naovaratpong qua đời vào tháng 1-2015 trước khi mừng sinh nhật tròn 3 tuổi.
Thương xót đứa con gái bé bỏng phải ra đi khi tuổi đời quá nhỏ, vợ chồng Sahatorn quyết định mang lại cho bé một cơ hội sống khác bằng kỹ thuật đông lạnh. Họ chờ đợi một phép màu y học sau này sẽ giúp cô gái hồi sinh.
Ung thư não là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất cho trẻ em
Hiện nay ung thư não là căn bệnh gây tử vong cao nhất cho trẻ em ở Mỹ, hơn cả bệnh ung thư máu. Bản báo cáo thống kê của Chính phủ Mỹ được dựa trên bản chứng tử trong số 15 năm qua.
"Khi nghĩ nói về ung thư trẻ em, mọi người thường nghĩ tới ung thư máu. Nhưng giờ có một sự thay đổi lớn", Sally Curtin thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.
Ung thư là nguyên nhân thứ 4 gây ra tử vong cho trẻ em nói chung. Theo số liệu năm 2014, cứ có 10 trẻ em qua đời thì có 1 trẻ do mắc ung thư.
Khoảng ¼ trong số trẻ thiệt mạng này có 534 trẻ tử vong do mắc ung thư não, 445 trẻ thiệt mạng do mắc ung thư máu.
Hiện nay, mặc dù những ca mắc ung thư máu mới nhiều hơn so với ung thư não nhưng con số tử vong do loại ung thư này gây ra không còn chiếm đa số.
Đó là do những tiến bộ trong phác đồ điều trị ung thư bạch cầu trong vài thập kỷ qua. Các chuyên gia cho biết bệnh ung thư máu dễ chữa trị hơn ung thư não.
"Cách đây vài thế hệ, những trường hợp mắc ung thư máu được coi là lãnh án tử hình thì nay đã được điều trị khỏi", bà Curtin, tác giả báo cáo cho biết.
Nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư não ở trẻ em vẫn giữ nguyên so với 15 năm trước đây, theo báo cáo của CDC. Và Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng đồng quan điểm này.
Bệnh bạch cầu (ung thư máu) là một loại ung thư ảnh hưởng tới máu. Điều này giúp các bác sĩ dễ dàng tiếp cận và "xử lý" hơn nhờ phương pháp hóa trị.
Còn bộ não được bảo vệ mở một hàng rào có vai trò giữ nhiều hóa chất nguy hiểm, bao gồm thuốc điều trị ung thư, khiến mô não hoặc u não không thể tiếp cận với thuốc.
Phẫu thuật cũng rất khó khăn và trong vài trường hợp là không thể. Vì điều này phụ thuộc vào vị trí của khối u. Phương pháp xạ trị có thể phá hủy sự phát triển của não trẻ.
"Có sự sống nhưng sự sống đó phải trả giá quá đắt", tiến sĩ Katherine Warren, một chuyên gia nghiên cứu khối u não ở trẻ em thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết.
Một yếu tố khác gần đây, các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu rằng bệnh ung thư não ở trẻ em có thể sinh học khác với ở người trưởng thành và đòi hỏi phương pháp điều trị khác.
Năm 2014, tỷ lệ tử vong ung thư não khoảng 0,7/1.000 trẻ từ 1-19 tuổi. Còn con số đó ở bệnh ung thư máu là 0,6.
Dấu hiệu nhận biết ung thư não ở trẻ em
Với ung thư não, hầu hết các khối u trong não phát triển ở phần dưới của não (tiểu não hoặc thân não), khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh tạo thành khối u não ác tính.
Các triệu chứng của u não thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí khối u trong não, kích thước, mức độ phát triển khối u và độ tuổi của trẻ.
Mặc dù đã liệt kê rất nhiều dấu hiệu nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng tất cả triệu chứng dưới đây có nhiều khả năng được gây ra bởi 1 tình trạng bệnh lý khác, chứ không riêng gì khối u não.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên quan tâm đặc biệt tới sức khỏe con em. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng hoặc hành vi khác lạ nào của con, hãy đưa con đi khám để có những biện pháp điều trị kịp thời.
- Đau đầu
- Co giật
- Mệt mỏi
- Thay đổi hành vi
- Khó khăn trong di chuyển
- Buồn nôn và nôn mửa
- Giảm thị lực
* Tổng hợp từ nhiều nguồn