Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng?

Bình Minh |

Kho ứng dụng Play Store tại Việt Nam đang ngập tràn các ứng dụng rác với giá 9 triệu đồng. Mỗi ứng dụng trong đó nhận được hàng trăm lượt tải về, đem về khoản lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho lập trình viên.

Play Store (hay còn được biết với tên gọi Cửa hàng Play/CH Play tại Việt Nam) là kho ứng dụng của Google tạo dựng dành cho người dùng các thiết bị như smartphone, tablet, Smart TV... chạy hệ điều hành Android. Theo số liệu của Statista, tính đến tháng 9/2019, kho ứng dụng này bao gồm 2.8 triệu ứng dụng thuộc nhiều thể loại khác nhau như Liên lạc, Giải trí, Mua sắm, Công việc...

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, kho ứng dụng Play Store tại Việt Nam đang ngập tràn ứng dụng rác. Đáng quan ngại hơn, nhiều ứng dụng rác có mức giá lên đến 9 triệu đồng nhưng vẫn có lượt tải về.

Nhìn vào bảng xếp những ứng dụng trả phí được tải về nhiều nhất trên Play Store Việt Nam, toàn bộ 100 vị trí đầu tiên (từ #1 đến #100) đều là ứng dụng rác và có giá lên đến 9 triệu đồng. Điểm chung của các ứng dụng này là chúng có giao diện cực kỳ đơn giản và gần như không có bất cứ tính năng nào.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 1.

BXH ứng dụng trả phí được tải về nhiều nhất ngập tràn ứng dụng rác

Ứng dụng trả phí đứng đầu trên kho Play Store Việt Nam hiện nay là ClickToDestroyMe. Ứng dụng này có giá 9 triệu đồng, nhưng chỉ bao gồm một ô vuông duy nhất kèm theo một con số bên trong.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 2.

ClickToDestroyMe - ứng dụng trả phí đứng đầu trên kho Play Store hiện nay

Ứng dụng đứng thứ hai mang tên CachLamBanhHoi cũng có giá 9 triệu đồng, hiển thị một vài dòng hướng dẫn và hình ảnh cách làm món Bánh Hỏi.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 3.

CachLamBanhHoi - vài dòng hướng dẫn và hình ảnh hướng dẫn cách làm món Bánh Hỏi, được bán với giá 9 triệu đồng

Ứng dụng đứng thứ ba là RandomEmotion giá 9 triệu đồng, nhiệm vụ duy nhất là... hiển thị một biểu tượng cảm xúc ngẫu nhiên.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 4.

RandomEmotion hiển thị một biểu tượng cảm xúc ngẫu nhiên

Tương tự như vậy, tất cả các ứng dụng trong Top 100 ứng dụng trả phí của Play Store Việt Nam hiện nay đều có giá 9 triệu đồng, đều vô dụng và đều là "rác". Điều đáng nói ở đây là theo số liệu thống kê từ Play Store, mỗi ứng dụng rác ở trên vẫn có hơn 100 lượt tải về, có thể đem về khoản doanh thu hàng trăm triệu đồng cho lập trình viên.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 5.

DontTouchToScreen - ứng dụng trắng tinh, không có một thứ gì nhưng cũng có giá 9 triệu đồng và thuộc top bán chạy trên Play Store Việt Nam

Chiêu trò lừa đảo của tổ chức, cá nhân đến từ Việt Nam?

Điểm đáng chú ý ở các ứng dụng rác giá cao này là chúng đều đến từ một số nhà phát triển như Modern Hobbit, Candy Mum Mum, Times How Land, Snoop Obito Lena Halo Xanh Green. Khi truy cập vào profile của những nhà phát triển này, tất cả những ứng dụng mà họ đưa lên Play Store đều là ứng dụng rác và có giá 9 triệu đồng.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 6.

Tất cả ứng dụng mà những lập trình viên này đăng lên đều là ứng dụng rác

Theo thông tin được cung cấp bởi Play Store, lập trình viên đứng đằng sau những ứng dụng này đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam như Nghệ An, Nha Trang, Hà Nội.

Ứng dụng rác giá 9 triệu đồng tràn ngập Play Store Việt Nam, lập trình viên thu lời hàng trăm triệu đồng? - Ảnh 7.

Phần thông tin của nhà phát triển trên Play Store cho thấy những ứng dụng rác này đều được viết bởi người Việt

Hiện vẫn chưa rõ động cơ của nhóm lập trình viên đứng đằng sau những ứng dụng rác này là gì. Tuy nhiên, việc một lượng lớn các ứng dụng như vậy lọt vào BXH trả phí của Play Store đã cho thấy khâu quản lý và kiểm duyệt lỏng lẻo của Google, tạo ra nhiều rủi ro cho người dùng Android.

Trước đó, đã nhiều lần kho ứng dụng Play Store bị phát hiện chứa chấp các ứng dụng rác, quảng cáo, thậm chí là mã độc. Gần đây nhất, một sinh viên sinh sống tại Hà Nội đã đăng tải 42 ứng dụng chứa mã độc quảng cáo lên Play Store với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt đội ngũ kiểm duyệt của Google và người dùng. Một vài ứng dụng trong số đó đã được tải về đến hàng triệu lượt. Hành vi này chỉ bị "lộ tẩy" khi các chuyên gia bảo mật của hãng ESET vào cuộc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại