Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do

Nguyệt Phạm |

Hoàng đế Ung Chính vì nghe được một câu nói này mà nổi giận ra lệnh giết chết con trai của mình. Vị hoàng tử này là ai? Vì sao nhà vua lại hành động như vậy?

Vị hoàng tử xấu số

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 1.

Hoằng Thời một thời từng được coi là người kế vị Ung Chính. (Ảnh: Sohu)

Vị hoàng tử bị Ung Chính ban lệnh chết đó chính là người con trai thứ 3 của ông - Ái Tân Giác La Hoằng Thời. Hoàng tử Hoằng Thời là con trai của Ung Chính Đế với Tề phi Lý thị, con gái của Tri phủ Lý Văn Huy. Ông là con trai duy nhất của Tề phi sống sót tới tuổi trưởng thành và chứng kiến được sự lên ngôi của cha mình.

Vị hoàng tử khiến Ung Chính mang tiếng xấu muôn đời

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, người ta vẫn nhắc tới câu "Khang Càn thịnh thế" để biểu đạt cho sự thịnh thế của nhà Thanh khi hoàng đế Khang HyCàn Long trị vì. Để có được giai đoạn hùng mạnh dưới thời Càn Long, công của Ung Chính, cha ruột của Càn Long là rất lớn. Thế nhưng, hành động ban chết cho Hoằng Thời để Càn Long ngồi vững trên ngai vàng của Ung Chính đã khiến ông mang tiếng xấu không thể xóa.

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 3.

Hoằng Thời tuy được khen thông minh nhưng tính tình lại kiêu căng, ngỗ ngược. (Ảnh: Sohu)

Hoằng Thời vốn một thời từng được coi là người kế vị Ung Chính vì không chỉ được cha mình khen ngợi thông minh còn là vị hoàng tử lớn tuổi nhất. Đồng thời mẹ của Hoằng Thời không những có xuất thân cao quý còn được hoàng đế rất sủng ái. Thế nhưng, vì tính cách của mình, Hoằng Thời đã tự hủy hoại cuộc đời của mình.

Càn Long từng miêu tả về Hoằng Thời như sau: "Sư huynh của tôi hành động khá ngỗ ngược, sư huynh còn trẻ và tính tình kiêu căng." Cũng vì tính cách kiêu ngạo, Hoằng Thời đã dần khiến cha mếch lòng. Nếu chỉ vì tính xấu đó, chuyện ban cái chết cho Tam a ca quả thực chưa đủ sức nặng.

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 5.

Vì ganh đua và nhiều lần tìm cách hãm hại em trai mình, Hoằng Thời đã bị vua cha trách phạt. (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, theo những ghi chép trong lịch sử, Hoằng Thời vốn là một người có tham vọng chính trị rất lớn. Do đó, Hoằng Thời đã bị lợi dụng và trở thành con cờ trong màn tranh đấu của chính chú ruột là Bát gia Dận Tự và cha đẻ mình. Nguyên nhân sâu xa là vì Ung Chính đã yên vị trên ngai vàng nhưng Dận Tự vẫn luôn muốn tranh cướp ngôi của anh mình.

Bát gia luôn tìm cách xúi giục người cháu trai Hoằng Thời làm ra những hành vi mà Ung Chính ghét nhất - tranh quyền đoạt vị. Vì nghe lời của Dận Tự, Hoằng Thời luôn cho rằng em trai của mình là Hoằng Lịch là hòn đá ngáng đường mình. Vì vậy, Hoằng Thời đã tìm đủ mọi cách để trừ khử "chướng ngại vật" này. Chẳng mấy chốc, chuyện này đến tai cha ông, khiến Ung Chính càng thêm chán ghét Hoằng Thời và phải ra mặt trách phạt Tam a ca.

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 7.

Hoằng Thời nghe lời của Bát gia Dận Tự đã dự định lật đổ cả cha của mình. (Ảnh: Sohu)

Sau này, Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ, Ung Chính đã lặng lẽ lập Hoằng Lịch (tên thật của Càn Long) làm hoàng tử vào năm 1723. Khi đó, Hoằng Lịch mới 9 tuổi, nhưng do Hoằng Thời hơn Hoằng Lịch nhiều tuổi lại hơn về nhiều mặt do đó Ung Chính không công khai chuyện này.

Hoằng Thời không những không hối lỗi mà còn nuôi dã tâm càng lớn. Để chống chế Ung Chính, ngoài mặt Hoằng Thời ra vẻ nghe lời, nhưng sau lưng cha vẫn âm thầm tính toán, ganh đua với Hoằng Lịch.

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 9.

Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do Ung Chính ban lệnh chết cho Hoằng Thời. (Ảnh: Sohu)

Hoằng Thời đã tổ chức một nhóm sát thủ, chuẩn bị ám sát Hoằng Lịch, nhưng do Lưu Mặc Lâm hi sinh mạng sống vì nghĩa nên âm mưu của Hoằng Thời mới không thành công.

Rồi đến một ngày, khi người anh em thân thiết Dận Tường đổ bệnh nặng, Ung Chính đã đích thân đến phủ em trai thăm hỏi. Lúc này, Thập tam gia đã nói một câu khiến cho Ung Chính nổi giận lôi đình: "Tam a ca Hoằng Thời chưa từng có ý định buông bỏ dã tâm tranh quyền đoạt vị và đã bị lún sâu vào vòng xoáy tham vọng này, thậm chí còn có ý đồ lật đổ triều đại vua cha đang trị vì!" Nghe vậy, Ung Chính mới quyết tâm phải giết đứa con trai bất tài vô dụng này của mình, không chỉ là vì bản thân mà còn là vì Hoằng Lịch.

Ông hiểu rằng, Hoằng Lịch đối với sự kiện ám sát này đã nảy sinh lòng oán hận với Hoằng Thời, mâu thuẫn giữa hai người đã không thể nào hòa giải được. Nếu như mình không giết Hoằng Thời mà Hoằng Lịch làm chuyện này, vậy thì Hoằng Lịch sẽ phải gánh tội "giết huynh", bị người đời chửi rủa.

Ung Chính dù nhận định vị hoàng tử này có thể kế vị nhưng vẫn ban chết: Càn Long sau khi lên ngôi mới tiết lộ lý do - Ảnh 11.

Vì không muốn con cái tương tàn, Ung Chính đã quyết định thay Càn Long làm việc này. (Ảnh: Sohu)

Đây là điều mà Ung Chính không muốn phải nhìn thấy, nên ngài đã quyết định chính mình sẽ thay Hoằng Lịch làm việc này. Ung Chính đã cho gọi Hoằng Thời tới Sướng Xuân Viên và ban chết cho con mình tại đây.

Âm mưu của Bát gia Dận Tự và Hoằng Thời không thành công nhưng việc phải tự tay giết chết con trai mình đã để lại nỗi đau lớn cho Ung Chính. Thế nhưng, vì giang sơn xã tắc, Ung Chính đành đứng ra nhận tội danh "giết con" để người đời sau chê trách.

*Bài viết được tổng hợp thông tin từ Sohu, 163, Laoziliao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại