Công lớn của hoàng đế Ung Chính
Trong số các vị hoàng đế của nhà Thanh, Ung Chính được đánh giá là vị hoàng đế tận tụy nhất. Suốt thời gian trị vì, Ung Chính luôn áp dụng chính sách cần kiệm, quyết liệt trong việc chống tham nhũng, cải cách quản lý hành chính để tạo ta một triều đình hoạt động hiệu quả nhất. Quả thật, đất nước Trung Hoa dưới thời của ông đã đạt đến thời kỳ thịnh vượng.
Nhờ có sự tận tụy và quyết liệt, Ung Chính đã tạo ra một triều đình hoạt động hiệu quả nhất. (Ảnh: Sohu)
Nhiều người đã nói rằng, đóng góp lớn nhất của Khang Hy là mở rộng lãnh thổ nhà Thanh còn thời Ung Chính là bù đắp ngân khố cho những chi phí đã dành cho ngoại chiến của thời trước đó. Nhờ có những nỗ lực của Ung Chính, Càn Long có thể dễ dàng đưa nhà Thanh vươn tới thời kỳ đỉnh cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, sở dĩ Càn Long có thể vững vàng ngồi trên ngai vàng trong hơn 60 năm phần lớn là nhờ vào 2 di chiếu do Ung Chính bí mật truyền lại trước khi qua đời.
Hai chiếu chỉ mà Ung Chính để lại cho Càn Long là gì? Tại sao chúng lại quan trọng như vậy?
Hai di chiếu bí mật của Ung Chính
Theo Thực lục ghi lại, hoàng đế Ung Chính vào năm thứ 13 (1735), ngày 21 tháng 8 (âm lịch) có nhiễm bệnh nhưng vẫn cứ làm việc. Đến ngày 23 tháng 8 (âm lịch), hoàng đế bệnh tình chuyển biến. Để tránh trường hợp rơi vào Cửu vương đoạt Trữ như thời Khang Hy đế, Ung Chính đã quyết định để lại 2 di chiếu bí mật. Sau này, nhờ 2 di chiếu này cũng như sự khôn ngoan không thể xem thường của người đi trước mà hoàng đế Càn Long có thể dễ dàng điều hành đất nước đi tới giai đoạn thịnh vượng. Vậy nội dung của 2 sắc lệnh này là gì?
Trước khi qua đời, Ung Chính đã bí mật để lại 2 di chiếu giúp Càn Long ngồi vững trên ngai vàng tới hơn 60 năm. (Ảnh: Sohu)
Di chiếu bí mật đầu tiên chính là quyết định công bố người kế vị của Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính đã gọi Quả Thân vương, Trang Thân vương, đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và đại học sĩ Trương Đình Ngọc đến phòng của mình để viết tên người kế vị vào 2 tờ giấy. Một tờ giấu trong một cái hộp, hộp này sau đó được đặt sau tấm biến Chính Đại Quang Minh trong Càn Thanh cung. Tờ còn lại được Ung Chính giữ bên mình. Ngài ra lệnh, sau khi mình băng hà, các đại thần sẽ lấy hai tờ giấy so sánh với nhau. Nếu tên người kế vị trong 2 tờ giấy trùng nhau thì người đó chính là hoàng đế tiếp theo của Đại Thanh.
Nửa đêm giờ Tý ngày 23 tháng 8 âm lịch, hoàng đế băng hà, hưởng niên 58 tuổi. Và người được chọn là hoàng tử thứ 4 Hoằng Lịch lên ngôi, tức Càn Long Đế sau này. Nhờ có sự làm chứng của 2 vị thân vương và 2 vị đại thần, Càn Long có thể đường đường chính chính lên ngôi mà không phải chịu cảnh như cha mình từng trải qua.
Để tránh cho con mình rơi vào tình cảnh tương tự sự kiện Cửu tử đoạt trữ, Ung Chính đã để lại di chiếu ghi tên người kế vị trên 2 tờ giấy và nhờ tới 4 người làm chứng. (Ảnh: Sohu)
Di chiếu bí mật thứ 2 được Ung Chính đặc biệt truyền lại cho riêng Càn Long. Sau khi hoàng đế Ung Chính qua đời, lúc này, mật dụ thứ hai mới được trao tận tay Càn Long. Trong chỉ dụ, Ung Chính viết như sau: "Trương Đình Ngọc trung thành và phụng sự, và Tuyên Lực thuận theo mà bình ổn hàng năm". Ngoài ra, hoàng đế còn nhắn nhủ thêm: "Mười ngàn năm sau, hai vị quan đại thần này xứng đáng vào thái miếu".
Dựa theo ý tứ của di chiếu này, có thể hiểu Ung Chính muốn chỉ dẫn con trai mình cách lựa chọn trọng thần phò tá. Trương Đình Ngọc và Tuyên Lực đều là những vị quan tài giỏi, biết cách trấn an biên cương, được lòng dân chúng. Nếu có họ phụng sự đất nước, Càn Long sẽ không cần phải lo lắng gì. Càn Long thực sự đã nghe theo ý chỉ của cha mình, vì thế, ông đã vững vàng ngồi trên ngai vàng tới hơn 60 năm.
Di chiếu thứ 2, Ung Chính đặc biệt dặn trao tận tay Càn Long sau khi tân hoàng đế lên ngôi. (Ảnh: Sohu)
Cũng qua 2 di chiếu bí mật này, một lần nữa hậu thế thêm phần thán phục sự cao minh của hoàng đế Ung Chính. Đó là gì?
Sự khôn ngoan của người đi trước
Thực tế, trong lịch sử của các triều đại trước đó, nhiều vị hoàng đế không giữ được ngôi do không thể đảm bảo được sự cân bằng và ổn định. Ung Chính là một vị hoàng đế anh minh, mọi lời khuyên mà ông để lại cho Càn Long đều là kinh nghiệm được tích lũy trong thời gian trị vì của ông.
Trong di chiếu thứ 2, Ung Chính muốn chỉ dẫn con trai mình cách lựa chọn trọng thần phò tá. (Ảnh: Sohu)
Đặc biệt, 2 vị quan mà Ung Chính đã đề cập đến trong di chiếu là minh chứng rõ ràng nhất. Bởi vào thời nhà Thanh, địa vị của người Mãn luôn được coi trọng hơn người Hán rất nhiều. Nước đi của Ung Chính chính là liệu trước tình thế cho Càn Long. Hai vị quan này, một người có thể ổn định bên trong, một người có thể bình ổn bên ngoài biên cương. Với sự giúp đỡ của họ, đất nước sẽ được kiểm soát một cách cân bằng, đồng thời, việc chuyển giao quyền lực của Ung Chính cho Càn Long sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Nguồn: Sohu, 163