Ukraine sẽ bị NATO bỏ rơi ngay nếu chiến tranh với Nga nổ ra?

Quốc Vinh |

Dù lên tiếng bênh vực cho Ukraine trong vụ bắt tàu vừa qua, trên thực tế NATO có thể sẽ không muốn bảo vệ một quốc gia không phải thành viên của mình.

Sau gần 5 năm khủng hoảng, căng thẳng giữa Moscow và Kiev đã lên cao hơn sau khi các tàu tuần duyên của Nga bắt giữ ba tàu Ukraine cố tình vượt qua eo biển Kerch nối biển Đen và biển Azov.

Ngay lập tức, một làn sóng chỉ trích từ phía phương Tây mà cụ thể là NATO đã lên tiếng tố cáo Nga có hành vi "xâm lược", đồng thời bênh vực hết mình cho Ukraine.

Vào ngày 26/11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có cuộc nói chuyện với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko về tình hình diễn biến cuối tuần qua. Trong đó ông Stoltenberg đã đồng ý với yêu cầu của nhà lãnh đạo Poroshenko cho một cuộc họp bất thường của Ủy ban NATO-Ukraine ở cấp đại sứ tại Brussels.

"Sự kiện này là một lời nhắc nhở rằng có một cuộc chiến đang xảy ra ở Ukraine. Nó đã diễn ra trong hơn bốn năm. Lập trường của đồng minh chúng tôi vẫn luôn nhất quán. Kể từ năm 2014, tất cả các đồng minh đã lên án hành động hung hăng của Nga tại Crimea và Đông Ukraine", ông Stoltenberg nói trong buổi họp báo .

Tuy nhiên, thay vì có những cam kết chặt chẽ hơn với Ukraine, liên minh NATO lại cho thấy một quan điểm như một nhà trung gian hòa giải.

"Mọi người đều hy vọng khủng hoảng sẽ được xoa dịu và các bên bình tĩnh, kiềm chế", người đứng đầu NATO nhấn mạnh. "Chúng ta phải tránh để tình trạng này vượt ngoài tầm kiểm soát và trở nên nguy hiểm hơn... chúng tôi hỗ trợ tất cả các nỗ lực để tìm một giải pháp chính trị, thương lượng cho cuộc khủng hoảng trong và xung quanh Ukraine".

Từ sự kỳ vọng về hòa bình này, cây bút Iryna Somer của tờ Kyiv Post tin rằng, trong trường hợp căng thẳng bùng nổ, dẫn tới một cuộc chiến toàn diện với Nga, Ukraine sẽ chỉ có một mình vì họ không phải là thành viên của liên minh quân sự NATO.

Trả lời câu hỏi của Kyiv Post về các hành động cụ thể mà liên minh 29 quốc gia có thể thực hiện nếu tình hình xấu đi, ông Stoltenberg nói: "Chúng tôi liên tục cân nhắc những gì mình có thể làm vì Nga phải hiểu rằng hành động của họ cần phải đón nhận hậu quả". Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO không nói cụ thể hậu quả này là gì.

Ukraine sẽ bị NATO bỏ rơi ngay nếu chiến tranh với Nga nổ ra? - Ảnh 1.

NATO ngập ngừng khi nói về hành động cụ thể của mình trong trường hợp Ukraine gặp nguy.

Từ những điều này, có ý kiến cho rằng phương Tây vốn dĩ chỉ coi Ukraine như một công cụ làm bàn đạp cho mục đích chống Nga của mình, nhưng khi gặp nguy khó, Kiev sẽ không nhận được sự giúp đỡ đáng kể nào.

Trên tờ Pravda, chuyên gia phân tích Stephen Lendman gọi Ukraine là một "thuộc địa ảo" của Mỹ - kể từ sau cuộc đảo chính tháng 2/2014. Ukraine chia sẻ 2.400km biên giới đất liền và biển với Liên bang Nga.

Chính quyền Kiev đi theo con đường cực đoan quân sự và đối đầu với Nga dưới sự hỗ trợ và khuyến khích đầy đủ từ Washington và các nước NATO.

Thành viên Rick Rozoff từ tổ chức Chấm dứt NATO trước đó giải thích rằng, Ukraine là "quân chủ bài quyết định trong kế hoạch của Mỹ và các đồng minh NATO để tiến tới cắt đứt Nga khỏi châu Âu". Đây là một phần của âm mưu nham hiểm, tạo nên thế đối đầu Đông/Tây.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo sự xuất hiện trên biên giới đất nước là một khối quân sự mạnh mẽ được Nga coi là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Tên lửa Nga sẽ nhắm mục tiêu Ukraine nếu nước này gia nhập NATO hoặc cho phép lá chắn phòng thủ tên lửa của Washington được lắp đặt trong nước.

Sự việc lực lượng biên phòng Nga bắt giữ tàu Ukraine đang đặt ra nhiều câu hỏi về phản ứng của phương Tây trong thời gian tới. Liệu chính quyền Trump có mạnh tay cùng với các chỉ huy Lầu Năm Góc dàn xếp những gì đã xảy ra hay không?

Sự cố phải chăng sẽ là khúc dạo đầu cho những hành động khó khăn hơn của Mỹ đối với Nga?

Về mặt pháp lý, phương Tây đang ở trong một tình huống khó khăn khi nói đến việc đáp ứng các hành động của Nga.

Theo các điều khoản của một hiệp ước song phương năm 2003, Ukraine và Nga coi biển Azov là vùng biển nội bộ không phải tuân theo luật pháp quốc tế.

Điều đó hạn chế về mặt kỹ thuật khả năng của các quốc gia bên ngoài gửi tàu qua eo biển Kerch vào biển Azov trong trường hợp muốn hậu thuẫn cho Kiev.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại