Súng trường tấn công WAC-47 là bản copy của súng trường tấn công M4/M16, là phiên bản nâng cấp, hiện đại hóa của súng trường tấn công AR-15, được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là nguyên mẫu đầu tiên vũ khí bộ binh, phát triển trên cơ sở căn bản vũ khí Mỹ nhằm cung cấp cho quân đội Ukraine.
WAC-47, súng trường tấn công phiên bản M16 Ukraine, sử dụng băng đạn AK
Cho đến thời điểm này, quân đội Ukraine sử dụng chủ yếu súng tiểu liên AK-74 của Liên Xô và súng gần với phương Tây hơn một chút là "Port - 221" (bản copy có lisence Tavor Assault Rifle-21 của Israel).
Theo dịch vụ báo chỉ của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukroboronproma Ukraine: "Súng trường tấn công WAC-47 sẽ được sản xuất tại doanh nghiệp nhà nước Ukroboronprom, hợp tác với công ty Aeroscraft của Mỹ”. Đây là một vũ khí tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu trong chiến tranh”.
Bản báo cáo cho biết: Khẩu súng trường tấn công mới này sẽ trở thành một hệ thống vũ khí đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu theo chuẩn NATO. Sản xuất WAC-47 ở Ukraine là bước tiến mới của quân đội Ukraine theo hướng cấu trúc hệ thống vũ khí trang thiết bị của Liên minh quân sự NATO".
Thông số kỹ thuật súng WAC-47 phiên bản M4A1 Ukraina
Ban đầu súng tiểu liên WAC-47 sẽ được trang bị cho các đơn vị thuộc lữ đoàn quốc tế Litva-Ba Lan-Ukraine, đồng thời trang bị cho những đơn vị tham gia các hoạt động Gìn giữ hòa bình.
Trong trường hợp thử nghiệm thành công (chắc chắn sẽ thành công), những súng trường tấn công thế hệ mới trên cơ sở nền tảng của AR-15 sẽ được đưa vào sản xuất quy mô lớn và dần dần thay thế súng tiểu liên AK trong kho vũ khí của các lực lượng vũ trang Ukraine.
Nguyên mẫu M4A1 Mỹ
Để quá trình chuyển hóa vũ khí sang chuẩn NATO diễn ra thuận lợi, súng tiểu liên WAC-47 thời điểm ban đầu sẽ được thiết kế với cỡ đạn 7,62×39 и 5,45×39 mm nhằm sử dụng các băng đạn và đạn AK.
Súng được thiết kế dạng mô đun, do đó khi vũ khí WAC-47 đã được hoàn thiện và xây dựng thành công hệ thống nhà máy sản xuất đạn 5,56 x 45 mm.Thế hệ ban WAC-47 sẽ nhanh chóng được nâng cấp sang chuẩn NATO chỉ bằng công đoạn thay thế một số chi tiết.
Trong tất cả các cuộc thử nghiệm phi chính thức, được đăng tải trên mạng xã hội, chưa có lần nào súng trường tấn công Mỹ M4A1 và M16A1 vượt qua được những thông số kỹ chiến thuật của súng tiểu liên AK-74 và chỉ hơn AK-47 ở độ rung thấp và tầm bắn hiệu quả xa hơn. Nhưng độ tin cậy thì hoàn toàn không thể sánh được với AK-47 trong chiến đấu.
Cho đến ngày nay, trên chiến trường Afganhistan, Iraq, Syria, đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ khi lâm chiến với khủng bố thường nhanh chóng lựa chọn cho mình khẩu AK gần nhất do tính phổ dụng của nó và khả năng tạo ra một lưới lửa dữ dội ngăn chặn các đợt tấn công liều chết của khủng bố. Súng M-16 thường chỉ được sử dụng trong các tình huống bắn tỉa trên khoảng cách xa.
Quyết định sản xuất WAC-47 trên cơ sở súng trường tiêu chuẩn M4A1/M16, Ukraine sẽ phải mua hoặc thuê lại hoàn toàn dây chuyền sản xuất vũ khí và đạn dược của Mỹ.
Đây là một dây chuyền công nghệ có giá thành vô cùng đắt, Ukraine từng có một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, bao gồm cả sản xuất súng trường tự động. Việc đầu tư cho một hệ thống vũ khí mới theo chuẩn NATO thực sự là một cơ hội bằng vàng cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.
Một trong những nhược điểm cơ bản của thiết kế AR-15 là hệ thống trích khí. Nhược điểm này khiến cho vũ khí trở lên khó khai thác sử dụng trong điều kiện thực tế chiến trường phức tạp.
Trong chiến tranh Việt Nam, AR-15 được coi là “sát thủ lính Mỹ” do súng hay bị kẹt đạn, đặc biệt khi chiến đấu trong điều kiện phức tạp như chiến đấu trên đồng ruộng, vùng rừng nhiệt đới, sa mạc hoặc chiến tranh đường phố. Đây chính là điểm vì sao các lực lượng nổi dậy vùng Trung Đông hiếm khi sử dụng M-16 Mỹ.
Những nhận định trên cho thấy, không phải Ukraine không biết những vấn đề lớn trong việc chuyển loại vũ khí nhưng tham vọng gia nhập NATO quá lớn, Kiev quyết định sử dụng ngân sách quốc phòng quốc gia và sinh mệnh của binh sĩ Ukraine để tìm một sự hậu thuẫn cho tham vọng “Tây tiến” này.