Ukraine làm “tịt ngòi” cả tên lửa Kalibr Nga và Tomahawk Mỹ?

Nam Xương |

Ông Prokhorenko nóirằng, Ukraine quan tâm đến việc vô hiệu hóa hoạt động của UAV và vũ khí chính xác cao như Tomahawk của Mỹ và Kalibr của Nga. Ông không giải thích lý do Ukraine lo ngại Tomahawk tấn công, nhưng lại nói đến mối đe dọa xuất phát từ Nga.

Công ty quốc phòng Ukrspectechnica của Ukraine đang nghiên cứu chế tạo một hệ thống radar có khả năng phát hiện UAV ở cự ly đến 8 km và phá hoại hoạt động của các hệ thống trên UAV, ông Mikhail Prokhorenko, một lãnh đạo công ty, thành viên ban điều hành “Liên đoàn các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine” cho biết tại một cuộc họp báo ở Kiev.

“Các cuộc tấn công sẽ được thực hiện nhằm vào các mục tiêu quan trọng vốn có thể gây ra thảm họa công nghiệp như nhà máy điện nguyên tử, nhà máy thủy điện, đập nước, kho chứa sản phẩm dầu, kho vũ khí. Những gì mà chúng tôi nói chung nhìn ra được”, ông Prokhorenko nói.

Ôn Prokhorenko cho rằng, việc đối phó phải có tính tổ hợp, bao gồm phát hiện UAV, nhận dạng chúng, gây nhiễu các kênh dẫn đường, các kênh điều khiển và viễn trắc, chế áp bằng hỏa lực. “Chí có cách tiếp cận mang tính tổ hợp trong đối phó với UAV mới bảo đảm chắc chắn rằng, chúng sẽ không thực hiện được nhiệm vụ”, ông Prokhorenko nói.

Ông cũng tiết lộ, công nghiệp quốc phòng Ukraine đang nghiên cứu chế tạo hệ thống radar Lis-3M có khả năng phát hiện UAV ở cự ly đến 8 km, cũng như máy bay có bề mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ.

Hệ thống sẽ định vị tín hiệu của tên lửa hay UAV và gửi các tín hiệu của mình đến các phương tiện bay này để chặn hay loại chúng khỏi vòng chiến.

“Chúng tôi sẽ sử dụng các radar Lis-3M này trong hệ thống Dzheb, module quang-điện tử sẽ được chúng tôi trang bị tổ hợp đó với khả năng định vị, tự động tạo các tín hiệu và gửi chúng lên UAV để vô hiệu hóa và làm nó mất điều điều khiển.

Chúng tôi cũng sẽ mở rộng khả năng chế áp các kênh dẫn đường. Chúng tôi sẽ bổ sung khả năng sử dụng không chỉ GPS, Glonass, mà cả chế áp hệ thống Galileo. Hệ thống này sẽ được lắp lên xe ô tô. Nó sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ tổ hợp”, ông Prokhorenko nói.

Ukraine làm “tịt ngòi” cả tên lửa Kalibr Nga và Tomahawk Mỹ? - Ảnh 1.

Hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử Dzheb. Radar Lis-3M sẽ được sử dụng trong hệ thống Dzheb

Cần lưu ý rằng, nguyên nhân vụ cháy kho đạn ở Balakleya quân đội Ukraine đã vội vã cho là vụ phá hoại thực hiện bằng một UAV.

Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Vasily Gritsak ngay sau sự cố đã tuyên bố rằng, quân đội Ukraine bất lực trước các UAV đang tiêu diệt các kho đạn dược của Ukraine. Và nay thì họ đã tìm ra câu trả lời đích đáng cho nguy cơ đó.

Liệu có thể tin lời nói của ông Prokhorenko về việc chế tạo được trong thời gian ngắn sắp tới một phương tiện tác chiến điện tử mạnh như thế với khả năng phá hoại hoạt động của các tên lửa hành trình hay không?

- Người ta có thể tuyên bố cái gì chả được - Trung tướng Aleksandr Gorkov, Tư lệnh Bộ đội tên lửa phòng không thuộc Không quân Nga từ năm 2000-2008 nói.

- Tôi thậm chí giả sử rằng, các kỹ sư Ukraine có khả năng phát triển “trên giấy” loại máy móc nào đó có khả năng gây hư hại các UAV hay bất cứ phương tiện nào có thiết bị điều khiển vô tuyến điện tử. Có thể gây nhiễu ở dải tần tương ứng và làm chệch đường bay...,.

Còn liệu các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể chế tạo các thiết bị đó không phải trên các bản vẽ mà trên thực tế hay không lại là chuyện khác. Tôi không có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này.

Ở Ukraine, theo chúng tôi biết, trong những năm gần đây cơ sở kỹ thuật của các xí nghiệp sản xuất hàng quân sự đã suy sụp nhiều. Kinh phí hầu như không được đầu tư để hiện đại hóa các xí nghiệp này. Việc các viện thiết kế Ukraine có khả năng chế tạo các mẫu chế thử của các khí tài nói trên cũng chưa chắc là đúng.

Ukraine làm “tịt ngòi” cả tên lửa Kalibr Nga và Tomahawk Mỹ? - Ảnh 2.

Ukraine chế tạo radar chống Kalibr và Tomahawk. Ảnh: Một trạm radar phòng không (Tass)

Nhưng ngay cả khi họ chế tạo được hệ thống này thì nó thực ra giỏi lắm cũng chỉ có khả năng làm mất phương hướng các UAV ở cự ly gần. Còn tác động đến các tên lửa đáng gờm như Kalibr thì họ sẽ không thể làm được.

- Nhìn chung, radar không thể nào chế áp cả UAV, lẫn tên lửa - Đại tá dự bị Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí Arsenal otechestva, chuyên gia quân sự nói. - Đây chỉ là phương tiện trinh sát chứ không hơn.

Từ tuyên bố của ông Prokhorenko, thật khó hiểu đó là cái gì. Nếu nói cụ thể về tên lửa Tomahawk thì nó được trang bị hệ dẫn quán tính có hiệu chỉnh theo các thông số trắc địa-địa hình tại các đoạn bay nhất định.

Ngoài ra, trên các tên lửa của Nga và Mỹ còn thiết bị vô tuyến đo cao. Chúng thực sự còn có thiết bị định vị vệ tinh có khả năng nhận tín hiệu, có nghĩa là sơ hở trước tác động bên ngoài. Nhưng đây là phương tiện bổ trợ. Nó thường được sử dụng khi đối phương không có các phương tiện tác chiến điện tử hay chế áp vô tuyến điện tử.

Trên các tên lửa Tomawhk có lắp thiết bị liên lạc 2 kênh với các vệ tinh, có khả năng tiếp phát hình ảnh video, cũng như hiệu chỉnh nhiệm vụ bay được cài đặt từ đầu. Nhưng ngay cả thiết bị này cũng chỉ là bổ trợ và không phải là bắt buộc để sử dụng tác chiến tên lửa hành trình.

SP: Ông có thể nói gì về “hệ thống radar Lis-3M được cho là “sẽ có khả năng phát hiện UAV ở cự ly đến 8 km, cũng như máy bay có bề mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ”, như một quan chức công nghiệp quốc phòng Ukraine khẳng định. Nhìn chung thì Ukraine có khả năng chế tạo các hệ thống như thế không?

- Thời Liên Xô, ở Ukraine không có các xí nghiệp phát triển radar. Các viện thiết kế và xí nghiệp phát triển và sản xuất sản phẩm đó tập trung chủ yếu trên lãnh thổ Liên bang CHXHCN Xô-viết Nga.

Điều đó nói lên rằng, hiện nay họ khó mà đi xa được trong lĩnh vực này. Ít ra thì không ở đâu trên thế giới nói đến các thành tựu của các viện thiết kế Ukraine trong lĩnh vực kỹ thuật vô tuyến điện tử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại