Trong giai đoạn này, động cơ đẩy, các hệ thống động lực, phụ trợ, hệ thống kiểm soát, định vị của con tàu được thử nghiệm.
Tiếp đó, tới đầu năm 2017, tàu Hobart sẽ tiếp tục trải qua các thử nghiệm khác nhằm đánh giá các hệ thống tiên tiến hơn, cũng như hiệu suất của hệ thống chiến đấu trên tàu.
Hình ảnh khu trục hạm HMAS Hobart (DDGH 39) thử nghiệm trên biển.
Chương trình tàu khu trục phòng không (AWD) hay còn gọi là dự án Sea 4000 nhằm cung cấp cho Hải quân Hoàng gia Australia 3 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis.
Mẫu tàu mà Australia lựa chọn được đóng dựa theo khinh hạm lớp Álvaro de Bazán do nhà máy Navantia đóng cho Hải quân Tây Ban Nha.
Con tàu có chiều dài 147,2m, rộng 18,6m, lượng giãn nước đầy tải 6.890 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, thủy thủ đoàn 186 người. Tàu được trang bị hệ thống Aegis cùng 4 radar mảng pha AN/SPY-1D(V) lắp vào thượng tầng.
Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 1 pháo hạm Mark 45 Mod 4, 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx, 2 pháo M242 Bushmaster cỡ nòng 25mm, 2 x 4 tên lửa chống hạm Harpoon, 48 ống phóng thẳng đứng Mk 41 (sử dụng tên lửa SM-2 và ESSM, trong tương lai có thể có thêm tên lửa SM-6 và Tomahawk).
Bên cạnh đó là 2 x 2 ống phóng ngư lôi Mark 32 Mod 9, sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng MH-60R Sea Hawk.
Năm ngoái, theo trang tin news.com.au, chương trình AWD đã tiêu tốn 9 tỷ USD. Khi đó, riêng tàu HMAS Hobart đã chậm trễ khoảng 30 tháng so với kế hoạch và vượt quá ngân sách dự kiến 1,2 tỷ USD.
Dự kiến sau khi hoàn thiện, HMAS Hobart (DDGH 39) sẽ là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia Australia, 2 tàu còn lại của dự án lần lượt mang tên HMAS Brisbane (DDGH 41) và HMAS Sydney (DDGH 42).