Hiện tại vẫn chưa có thỏa thuận nào đạt được và thời gian cho bất kỳ thỏa thuận nào cũng chưa rõ ràng.
Grab cung cấp các dịch vụ xe riêng, motorbike, taxi, đi xe chung ở hơn 100 thành phố trong khắp khu vực Đông Nam Á. Grab cho biết có 95% thị phần thuê xe taxi khi công bố các kế hoạch thu hút 2,5 tỷ USD từ Softbank và các nhà đầu tư khác trong năm 2017.
Động thái này giống như với chiến lược của Uber ở Trung Quốc, nơi Uber đã bán hoạt động thuê xe cho Didi với 20% cổ phần, và ở Nga, Uber đã sáp nhập phần kinh doanh trong nước với dịch vụ thuê xe của Yandex lấy 37% cổ phần. Mục tiêu là giúp Uber không phải gánh các chi phí trong chuẩn bị lên sàn chứng khoán có thể diễn ra vào đầu năm tới, theo các nguồn tin.
Kể từ khi tiếp quản vị trí đồng sáng lập Travis Kalanick hồi tháng 8, CEO Uber Dara Khosrowshahi đã tập trung vào làm trong sạch danh tiếng đã bị tổn hại của Uber và thiết lập kỷ luật tài chính để tăng lợi nhuận.
Thua lỗ của Uber đã tăng tới mức 61% trong năm 2017 lên 4,5 tỷ USD, theo một số báo cáo được công bố trong tuần này, mặc dù thua lỗ của công ty trong quý 4 đã được thu hẹp so với giai đoạn trước đó.
Việc trao đổi với Grab cũng là cơ hội cho những nỗ lực của Softbank nắm kiểm soát nhiều hơn thị trường thuê xe toàn cầu. Hồi tháng 1, tập đoàn công nghệ Nhật Bản này đã mua 15% cổ phần ở Uber, phần lớn là mua các cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại. Softbank hiện cũng mua các cổ phần ở Grab, Didi, Ola của Ấn Độ và 99 của Brazil và hiện quan tâm đến Lyft, đối thủ chính ở Mỹ của Uber.
Tại Hội nghị Internet và công nghệ Goldman Sachs ở San Francisco tuần này, Khosrowshahi cho biết việc cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực rất khốc liệt.
Reuters cho biết hồi tháng 11/2017, trích dẫn các nguồn tin là một đầu tư của Softbank vào Uber có thể diễn ra tại công ty này để hợp nhất các tài sản thuê xe của Uber ở châu Á. Một nhà đầu tư của Uber cho Reuters biết là sẽ đóng cửa phần kinh doanh ở Đông Nam Á tạo điều kiện cho Uber lợi nhuận hơn và phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) hiệu quả hơn.