Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chuẩn bị tiến hành sứ mệnh lên Sao Hỏa đầu tiên, đánh dấu mốc lần đầu tiên đất nước này đưa người lên hành tinh khác. Vệ tinh thăm dò với cái tên Hope - Hy vọng có kích cỡ tương đương chiếc xe SUV sẽ bay 7 tháng để tới được quỹ đạo Sao Hỏa. Khi tới nơi, nó sẽ thăm dò bầu khí quyển của hành tinh đỏ thông qua tương tác với gió Mặt Trời và hệ thống cảm biến theo dõi thay đổi của lượng hydro và oxy trên Sao Hỏa.
Mục tiêu của sứ mệnh này: vẽ nên một bản đồ khí hậu của Sao Hỏa trong khoảng thời gian một năm. Và nỗ lực này của UAE cũng là lần đầu tiên nhân loại cố gắng chụp về những bức ảnh của khí quyển Sao Hỏa.
“Chúng tôi sẽ quan sát được toàn bộ Sao Hỏa cả ngày và đêm, xuyên suốt cả năm Sau Hỏa luôn”, Sarah Al Amiri, trưởng ban khoa học dẫn dắt sứ mệnh và cũng là Bộ trưởng ban khoa học tiên tiến của UAE, nói với Nature.
“Các chuyên gia và chính quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cho thấy rõ rằng đây không phải là màn phô diễn khả năng công nghệ, mà là một nghiên cứu khoa học làm giàu hiểu biết của chúng ta về Sao Hỏa”, Richard Zurek, trưởng ban khoa học của Chương trình Sao Hỏa tại Phòng thí nghiệm Đẩy Phản lực của NASA cho hay.
Vệ tinh Hope sẽ lên không từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật vào 1 giờ sáng ngày 15 tháng Bảy theo giờ Việt Nam. Hope chỉ là một trong ba sứ mệnh hướng tới Sao Hỏa trong nửa sau của tháng Bảy: ngày 30/7 tới, NASA sẽ đưa robot thăm dò mặt đất Perseverance lên không, Trung Quốc cũng dự định phóng một tàu thăm dò lên quỹ đạo Sao Hỏa nội trong tháng này.
Bạn có thể theo dõi quá trình phóng vệ tinh Hope qua video này:
Có lý do giải thích tại sao một loạt sứ mệnh Sao Hỏa được thực hiện cuối tháng Bảy: các chuyên gia muốn tận dụng thời điểm Hành tinh Đỏ tới gần Trái Đất nhất. Nếu như lỡ mất khung thời gian này, họ sẽ phải đợi tới 2022 để có được cơ hội tương tự.
Nếu chuyến hành trình suôn sẻ, Hope sẽ tới Sao Hỏa vào tháng Hai năm 2021. Nó sẽ tiến hành sứ mệnh quan sát khí hậu Sao Hỏa trong hai năm tiếp theo.