Tính đến hôm 17/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ (USD). Khi đó, tỷ giá trung tâm giữa USD/VND là 1 USD = 23.283 đồng. Dù tỷ giá trung tâm không thay đổi so với phiên trước đó nhưng đã cao hơn 20 đồng so với tuần trước. Như vậy, với biên độ mức độ dao động cho phép trong khoảng +/- 3% theo tỷ giá trung tâm thì giá sàn/trần các ngân hàng thương mại được phép giao dịch dao động trong vùng 22.585-23.981 đồng ăn một USD.
Còn tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 16/9 là một USD ăn 23.700 đồng. Từ đó, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ cũng có điều chỉnh. Cụ thể, EUR/VND là 23.998 đồng. Một Bảng Anh ăn 27.512 đồng. Tỷ giá bán ngoại tệ USD/VND là tỷ giá giao ngay, ngừng niêm yết tỷ giá mua can thiệp.
Đến 10h sáng 18/9, tỷ giá bán USD tại Vietcombank đã lên 23.795 đồng ăn một USD. Trong khi ngày 15/9, tỷ giá giữa hai đồng tiền này là một USD đổi được 23.740 đồng. Trong 3 ngày, người tiêu dùng mất thêm 55 đồng khi muốn đổi tiền từ tiền Việt Nam sang dollar Mỹ.
Cũng trong sáng nay, lần đầu tiên tiền dollar Singapore lên mức 17.039,23 đồng. Một Baht Thái đổi được 650,54 đồng. Các bản tệ khác cũng có thay đổi như MYR/VND 5.275,57; EUR/VND 24.216,21.
Như vậy, nếu tính từ đầu tuần này, tỷ giá quy đổi USD sang VND tại Vietcombank đã khoảng 90 đồng. Và tăng 860 đồng/USD, tương đương 3,75%, nếu tính từ đầu năm. Nhiều tờ báo trong nước đã gắn mác "cao nhất lịch sử" cho đợt tăng giá giữa USD/VND lần này.
Các ngân hàng thương mại khác cũng có mức giá tỷ giá quy đổi USD/VND rất mạnh. Theo đó, cả VietinBank và BIDV cũng đã tăng mạnh trong tuần này, hiện đều giao dịch xấp xỉ vùng 23.800 đồng/USD. Đến sáng 18/9, tỷ giá USD/VND tại BIDV là 23.810 đồng - vẫn là mức cao nhất lịch sử.
Tỷ giá giữa USD và bản tệ các nước gần đây có nhiều biến động do tình hình toàn cầu. Ảnh: Dy Khoa.
Theo đó, tính riêng tuần này, tỷ giá quy đổi USD sang Đồng Việt Nam bình quân đã tăng gần 0,6%, nâng mức tăng từ đầu năm lên hơn 3,6%.
Công cụ tỷ giá của Google thông báo kết quả sáng nay là 1 USD ăn 23.660 đồng. Đây là mức chuyển đổi cao nhất giữa hai loại tiền tệ này tính từ tháng 9/2017. Hồi 29/9/2017, Google ghi nhận tỷ giá 1 USD = 22.523 đồng. Mức giá cao thứ hai, sau lần này, trong 5 năm trở lại đây được ghi nhận là 23.631 đồng vào ngày 10/4/2020.
USD-Index đã giao dịch trên vùng 109,3 điểm trong tuần. Đây là mức cao trong hai tuần qua. Chốt tuần, USD-Index đứng ở 109,64 điểm. Tính từ đầu năm, chỉ số này đã tăng 14,25% và tăng gần 18% so với cùng kỳ.
Trong tuần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp đánh giá chính sách tiền tệ và có nhiều dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất. 64% số người tham gia dự báo cho rằng Fed tăng lãi suất 0,75% trong khi khả năng xảy ra bước tăng 1% chỉ dừng lại ở 26%.
Người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết, rủi ro đang gia tăng trong cuối năm và có thể đẩy nhiều nước rơi vào suy thoái trong năm 2023, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định xem liệu có xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là lạm phát duy trì ở mức cao, vấn đề chuỗi cung ứng chưa được giải quyết và sự thắt chặt của thị trường tài chính.