TV QLED: "Sân khấu eSports" đích thực tại ASIAD 2018

Hoàng Huy |

Xem eSports trên màn hình TV QLED thực sự là một trải nghiệm hoàn hảo.

Những năm gần đây, cộng đồng gamer đang có rất nhiều “đồ chơi” mới để sắm sửa, cứ nhìn vào sự trỗi dậy của màn hình chơi game thì bạn hiểu.

Sự phát triển của màn hình gắn liền với sự đi lên của game: từ cái thời TV màn hình lồi để chơi điện tử 2 nút, giờ ta đã có những nhà phát triển phần cứng cho ra những màn hỗ trợ đồ họa 4K và dải tương phản động rộng HDR. Chính chúng là một phần đưa game lên một tầm cao mới.

Phần cứng mạnh hơn xuất hiện sẽ phải đi kèm với một màn hình chất lượng, có thể hiển thị được mọi thứ chi tiết, mọi dải màu sắc có thể có. Trải nghiệm chơi game của năm 2018 đang cao nhất mọi thời đại.

Và bạn có biết ASIAD 2018 này, eSports sẽ lần đầu tiên được đưa vào danh sách các môn thi đấu không? Bạn còn chờ gì nữa mà chưa cập nhật thông tin về những trận đấu hấp dẫn thuộc thể thức eSports năm nay?

Nhưng để xem game, chúng ta cần một chiếc TV cơ. Và đó phải là một chiếc TV QLED

Vậy điều gì đã khiến QLED trở thành TV chuyên dành để xem game?

Một trong những thứ khiến trải nghiệm chơi game xuống thấp là hiện tượng lưu ảnh màn hình – burn-in. Đó là khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu trên màn hình, nó sẽ bị in dấu, lưu lại. Và khi hình ảnh in dấu tạm thời trở thành vĩnh viễn, người ta sẽ gọi màn hình đó đã bị “burn-in”. Game thủ là người gặp trường hợp này nhiều nhất, khi mà rất nhiều game sử dụng hình ảnh tĩnh.

TV QLED: Sân khấu eSports đích thực tại ASIAD 2018 - Ảnh 1.

Đã có rất nhiều bài test game giữa QLED và OLED cho thấy hiện tượng burn-in không hề gặp phải trên TV QLED.

TV QLED không gặp phải vấn nạn phiền toán trên, nhưng đáng tiếc ta không thể khen TV OLED như vậy.

Mỗi một pixel trên TV OLED đều được điều chỉnh riêng biệt, nhưng chúng vẫn gặp vấn đề. Trên OLED, mỗi pixel đều có tuổi thọ riêng khi mà chúng phát sáng đơn lẻ. Một pixel khi càng sáng lâu, tuổi thọ chúng sẽ càng giảm. Sớm muộn cũng khiến hiện tượng burn-in xuất hiện.

Xem eSports trên TV QLED sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng TV của bạn. Chỉ riêng lý do này thôi đã quá đủ để bạn lựa chọn TV QLED rồi. Nhưng hãy cùng xem tiếp.

Hãy so sánh QLED và OLED

Game thủ khác người thường: mục đích chính của họ không phải là ngồi xem phim trong phòng tối, mà là để xem game trong một môi trường ánh sáng không quá mạnh. Đó sẽ là điểm mạnh để công nghệ QLED có trong TV Samsung khai thác. Khả năng phát sáng cao sẽ khiến TV QLED vượt trội.

TV QLED: Sân khấu eSports đích thực tại ASIAD 2018 - Ảnh 2.

Đa số TV OLED chỉ đạt mức sáng khoảng 600 đến 700 đơn vị độ sáng nit, trong khi đó TV QLED có thể sáng hơn gấp đôi, những mẫu mới nhất đạt tới 1500 nit hay thậm chí, có thể lên tới 2000 nit.

TV QLED có độ trễ - input lag cực thấp

Input lag là thuật ngữ chỉ độ chậm giữa một hành động (bấm nút điều khiển nhân vật trong game) và thời điểm hành động đó xuất hiện trên màn hình.

Độ input lag càng cao, game sẽ không chạy được mượt mà, hình ảnh không hiển thị kịp với tốc độ xử lý của người chơi. Trong những game cần phản ứng nhanh như bắn súng hay đua xe, input lag ảnh hưởng đến trải nghiệm xem của bạn.

TV QLED: Sân khấu eSports đích thực tại ASIAD 2018 - Ảnh 3.

QLED tạo ra chất lượng màu tuyệt đỉnh

Không thể kể hết được những game chứa nhiều màu sắc hơn cả phim ảnh, vì vậy muốn xem game, chúng ta cần tìm tới những TV có thể hiện được nhiều màu sắc nhất, cho một chất lượng hình ảnh đẹp nhất.

TV QLED là một trong những ứng cử viên “sáng” giá, khi mà nó cho game thủ một độ bão hòa màu rất cao (color saturation, độ thuần khiết của màu, càng cao thì càng rực rỡ). QLED hơn hẳn OLED ở điểm này.

Thực tế, dòng TV QLED 2017 đã nhận được xác nhận vượt qua bài thử màu đẳng cấp thế giới và có được chứng nhận từ hiệp hội VDE của Đức, xác nhận rằng QLED có thể tái tạo 100% dài màu sắc theo chuẩn của VDE. Nó có thể bắt được mọi sự thay đổi màu dù là nhỏ nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại