TV cũng là màn hình nhưng sao chẳng ai cắm cùng máy tính mà phải mua riêng mới chịu?

NPQM |

Một công đôi việc với chiếc TV làm màn hình tiện lợi như thế mà vẫn chê, tại sao lại như vậy nhỉ?

TV và máy vi tính là những vật dụng không còn một chút xa lạ nào đối với giới trẻ hiện nay, thậm chí đối với nhiều người đó có thể là vật gắn bó thân thiết với sở thích hàng ngày của mình. Thế nhưng, đã bao giờ trong đầu bạn thoáng lướt qua câu hỏi: Tại sao không sử dụng TV kết nối hiển thị cho máy tính luôn, mà lúc nào cũng phải sử dụng một màn hình riêng như vậy?

Nghe tưởng ngon ăn ngon xơi nhưng dám chắc rằng ít ai trả lời được thắc mắc này. Vì thế, sau đây chính là lời giải đáp dễ hiểu nhất, để sau này không ai tự dưng đem một chiếc TV ra gắn vào máy tính để dùng cho "cá tính" nữa.

Trước hết, TV có dùng thay thế màn hình máy tính được không? CÓ!

TV cũng là màn hình nhưng sao chẳng ai cắm cùng máy tính mà phải mua riêng mới chịu? - Ảnh 1.

Đúng vậy, câu trả lời trên cũng không có gì quá khó hiểu khi chúng cùng là màn hình, thậm chí hiển nhiên là vậy. TV cũng bao gồm nhiều cổng cắm tương thích phù hợp với các đầu dây như máy tính, phổ biến nhất hiện nay là HDMI.

Vậy tại sao không dùng TV cho mọi nhu cầu luôn, cần gì phải sản xuất ra một loại màn hình máy tính riêng biệt? Nhiều màn hình máy tính có giá thành đắt hơn nhiều một chiếc TV cùng kích cỡ và độ phân giải: Chẳng hạn, màn hình 40inch-4K của máy tính hiện đắt khoảng trên 10 triệu đồng, trong khi cùng thông số đó cho TV chỉ tốn ít nhất 6-7 triệu.

Thực chất, TV mắc phải một số nhược điểm khiến cho chúng ít khi được dùng cho mục đích hiển thị máy tính cá nhân như sau:

Độ trễ đầu vào

Đây được coi là một trong những cái gai lớn nhất của TV khi đem ra so sánh với màn hình máy tính, đồng thời giải thích cho việc tại sao giá thành của TV lại có thể rẻ hơn nhiều như thế.

TV cũng là màn hình nhưng sao chẳng ai cắm cùng máy tính mà phải mua riêng mới chịu? - Ảnh 2.

Tín hiệu hình ảnh truyền tải khi nhận vào bất kỳ màn hình nào cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi một khoảng thời gian trễ nhất định - tức là hình ảnh xử lý chậm hơn so với những dữ liệu điều khiển từ chuột, bàn phím, mạng Internet...

Tuy nhiên, màn hình máy tính được tinh chỉnh để độ trễ gần như không đáng kể, rất khó nhận ra bằng mắt thường. Trong khi đó, TV lại có độ trễ cao hơn đến vài chục lần là chuyện bình thường.

Nếu nhu cầu của bạn chỉ là xem video, cứ thoải mái dùng TV thay màn hình máy tính. Nhưng khi dính tới các hoạt động tương tác, chơi game thì quên đi nhé, dù chỉ chênh lệch vài mili-giây thôi cũng đủ để khiến bạn vào một ngày nào đó tức tối không làm chủ được bản thân lại trút giận lên TV thì khổ thân nó...

Độ nét

TV ngày nay thường có kích cỡ to hơn so với màn hình máy tính để phục vụ nhu cầu và mục đích riêng giữa chúng.

Nếu xét trên cùng một độ phân giải Full HD (1920 x 1080), màn hình máy tính thường sẽ cho hình ảnh mượt mà hơn TV kích thước lớn.

Hãy tưởng tượng kích cỡ của màn hình TV và máy tính giống như 2 diện tích hộp khác nhau, và số lượng điểm ảnh như một số bánh kẹo nhất định.

Trong khi chúng có thể xếp vừa khít san sát vào chiếc hộp nhỏ hơn (màn hình máy tính) thì ở chiếc hộp lớn hơn (màn hình TV), chúng sẽ bị rời rạc và không thể gắn kết sát nhau liền mạch.

Tương tự, cùng mật độ điểm ảnh đó khi bị kéo giãn trên diện tích TV lớn hơn sẽ dễ vỡ hình, không uyển chuyển - trừ khi bạn tìm đến những mẫu TV thực sự cao cấp và đắt tiền để khắc phục điều này.

TV cũng là màn hình nhưng sao chẳng ai cắm cùng máy tính mà phải mua riêng mới chịu? - Ảnh 4.

Ngoài ra, kích cỡ lớn của TV khi sử dụng thay cho màn hình máy tính cũng rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực tới mắt. Như đã đề cập, kích cỡ TV thường lớn hơn nên khi để ở khoảng cách gần mắt như trên bàn làm việc, mắt người sẽ phải điều tiết và làm quen với cường độ lớn hơn nhiều, dễ gây mỏi, chảy nước mắt hoặc nhiều dấu hiệu khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại