Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ

Thanh Tùng |

Hạm đội tàu sân bay luôn là niềm tự hào của Hải quân Hoa Kỳ, chúng gieo rắc sức mạnh cũng như nỗi ám ảnh kinh hoàng trên khắp các đại dương.

Hiện tại, tổng số tàu sân bay của Hoa Kỳ lên đến 11 chiếc, mỗi "căn nhà" khổng lồ trên có chiều dài hơn 300 m, mang theo gần 6.000 người (bao gồm thủy thủ đoàn và không đoàn). Bên cạnh đó, con quái vật này còn mang theo 70 máy bay các loại được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất.

Dưới đây là những loại phi cơ hiện đang phục vụ trên các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ và tầm quan trọng của chúng.

F/A-18E/F Super Hornet

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 1.

Tiêm kích hạm F/A-18F cất cánh khỏi boong tàu sân bay USS John C.Stennis trong nhiệm vụ tại vịnh Arab

F/A-18E/F đảm nhiệm vai trò phòng không và tấn công tầm xa cho hạm đội. "Về mặt hỏa lực, chúng có thể sử dụng hầu hết các loại hiện đang biên chế trong kho vũ khí Hoa Kỳ" - Sĩ quan "Snap" Brophy của biên đội Air Wing 9 cho biết.

E/A-18G Growler

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 2.

E/A-18G Growler cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington

Điểm nhấn của Growler là loại bỏ pháo Vulcan 20 mm, thay vào đó nó được lắp đặt hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-218, AN/ALQ-99 cùng các thiết bị tối tân khác. Hệ thống tác chiến điện tử hiện đại cho phép ngăn chặn, tiêu diệt, đồng thời gây nhiễu các tín hiệu từ đối phương.

"Khi radar nhận thấy bất cứ một tín hiệu bất thường nào, chiếc máy bay ngay lập tức sẽ phân tích, xác định vị trí và tiến hành gây nhiễu" - Sĩ quan "Snap" giải thích.

E-2 Hawkeye

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 3.

E-2 Hawkeye cất cánh khỏi tàu sân bay USS John C.Stennis

Đúng nghĩa với biệt danh "Hawkeye", chiếc máy bay cảnh báo sớm E-2 mang theo radar cỡ lớn AN/APS-145, giúp nó phát hiện các mục tiêu trong bán kính khoảng 400 km và ngay lập tức thu thập dữ liệu, truyền về trung tâm chỉ huy trên tàu để xử lý.

Ngoài ra, Hawkeye còn phát hiện được mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt biển hay các địa hình phức tạp, điều này làm tăng khả năng linh hoạt và phân tích tín hiệu hiệu quả, đồng thời nâng tầm hoạt động, tăng tính an toàn cho các máy bay chiến đấu thông qua việc trao đổi thông tin với tàu sân bay.

C-2 Greyhound

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 4.

Vận tải cơ C-2 Greyhound hạ cánh trên boong tàu sân bay hoạt động ngoài khơi bờ Đông Hoa Kỳ

Northrop Grumman C-2 Greyhound là vận tải cơ hoạt động phổ biến trên các tàu sân bay Hoa Kỳ, nhiệm vụ chính là vận chuyển nhu yếu phẩm, bệnh nhân hay các thiết bị hỏng hóc về nơi sửa chữa... Với trọng lượng cất cánh 10 tấn, C-2 đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa tàu sân bay với đất liền.

"C-2 là chìa khóa chủ chốt cho việc phục vụ hậu cần trên các tàu sân bay" - ông Brophy cho biết.

MH-60 Sierra & MH-60 Romeo

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 5.

MH-60 Sierra cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu đổ bộ trực thăng USS Tarawa

Tường tận vai trò dàn phi cơ trên tàu sân bay Mỹ - Ảnh 6.

MH-60 Romeo chuẩn bị đáp xuống tàu sân bay USS John C.Stennis, bên cạnh nó là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung Hoon

Dòng máy bay MH-60 "Seahawk" sản xuất bởi hãng Sirkosky nổi tiếng là mẫu trực thăng thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ khác nhau như vận chuyển các nhóm đặc nhiệm từ tàu sân bay, yểm trợ hỏa lực bộ binh hay y tế. 

Trong các nhiệm vụ đặc biệt, MH-60 sẽ đảm trách vai trò săn ngầm hay do thám trên biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại