Mới đây, tờ London Loves Business xuất bản bài viết "NATO warns Russia we are ready for an attack over military activity" (tạm dịch: NATO cảnh báo Nga rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công núp dưới vỏ bọc hoạt động quân sự).
Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn tới lực lượng Mỹ và NATO cũng như việc Nga gia tăng hoạt động quân sự ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, chúng tôi xin lược dịch bài viết.
Nga "khoe cơ bắp" ở tây bắc và đông nam Châu Âu
Hôm 2/3, Nga đã được NATO cảnh báo rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công, và liên minh quân sự vẫn mạnh mẽ bất chấp cuộc khủng hoảng liên quan tới dịch Covid-19.
Các lãnh đạo NATO cho biết họ sẽ đứng vững trước mọi mối đe dọa từ Nga sau khi "quân đội của (Tổng thống Nga) Putin" cố gắng "khoe khoang cơ bắp" bằng một cuộc tập trận với kịch bản săn lùng tàu ngầm đối phương ở Địa Trung Hải.
Còn người Anh, họ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến và ở các cấp độ hoạt động cao bất thường tại eo biển Manche (người anh gọi là eo biển Anh) của các tàu chiến Nga và vào tháng trước, các máy bay ném bom của Nga đã bay dọc theo không phận của Scotland.
Nói cách khác, Châu Âu hiện đang "va chạm" với người Nga và các chuyên gia quân sự lo ngại rằng Moscow có thể sử dụng đại dịch Covid-19 cho một hành động quân sự.
Nga hiện có tàu chiến và tàu ngầm ở Địa Trung Hải và xung quanh Vương quốc Anh, ngoài ra máy bay ném bom Nga thường xuyên bay gần không phận Anh.
Châu Âu liệu đã sẵn sàng?
Các cuộc tập trận ở Châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện đã bị thu hẹp sau khi Vương quốc Anh phải huy động tới lực lượng của Bộ Quốc phòng (MoD) trong cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2.
Không những vậy, một số thành viên NATO hiện đang phải giải quyết vấn đề của riêng họ như Thổ Nhĩ Kỳ (một lực lượng lớn đang tham gia xung đột ở miền bắc Syria cũng như can dự vào chiến sự Libya), Hy Lạp (quân đội nước này đang căng mình giải quyết vấn đề người tị nạn).
Tuy nhiên Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vẫn tiếp tục khẳng định: "Khả năng "sẵn sàng hoạt động" trong việc bảo vệ gần 1 tỷ người dân của liên minh hoàn toàn không bị ảnh hưởng do đại dịch toàn cầu".
Khinh hạm HMS Sutherland (F81) đã cùng với 8 tàu Hải quân Hoàng gia Anh theo dõi 7 tàu chiến Nga gần vùng biển nước Anh.
Cũng trong cuộc họp báo trực tuyến nói trên, ông Stoltenberg tuyên bố rằng "mục tiêu chính của chúng tôi (NATO) là đảm bảo rằng cuộc "khủng hoảng sức khỏe" này không trở thành một cuộc khủng hoảng an ninh".
Thông điệp nói trên là một lời cảnh báo gửi tới các đồng minh rằng họ "không được mất tập trung" trong việc bảo vệ Châu Âu trước các hoạt động quân sự của Nga gần biên giới NATO.
Vào tháng 3/2020, Tướng Stoltenberg cho biết rằng nhiều khả năng Nga sẽ cố gắng thực hiện một hành động nào đó trong khi Mỹ và NATO bị phân tâm bởi Covid-19.
Máy bay ném bom Tu-195 của Nga và một máy bay chiến đấu của NATO (được cho là Eurofighter Typhoon của Anh).
Ông Stoltenberg cũng cho rằng "tình thế hiện tại là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại mà NATO phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng ngay ở hậu phương, ảnh hưởng lớn đến sự sẵn sàng chiến đấu.
Nếu xét về khía cạnh này, câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ phải rút bớt (liên quan tới dịch bệnh) bao nhiêu lính trong một lữ đoàn chiến đấu trước khi nó được đưa vào hoạt động(quân sự)?
Các thách thức khác là hậu cần và cung cấp dự trữ y tế chiến lược. Còn người Mỹ, họ đã "tới số" và người Nga đang ưu tiên trong hoạt động cứu trợ người Mỹ.
Điều này có nghĩa là sẽ có ít nhân sự ở nước ngoài và ít tài nguyên hơn (người dịch: Ý của viên chỉ huy NATO rằng Mỹ sẽ không đủ khả năng để "cứu giúp" các đồng minh).
Tất cả những điều nói trên là hồi chuông báo động đối với chúng ta (NATO)".
Mỹ cho biết đại dịch Covid-19 đang có tác động các hoạt động của họ trên khắp châu Âu.
"Kỵ binh Mỹ" liệu có tới giải cứu Châu Âu?
Mới đây, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ (EUCOM) cho biết rằng "để đối phó với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và hướng dẫn gần đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chúng tôi đã sửa đổi về quy mô và phạm vi của cuộc tập trận Defender Europe 20.
Việc cơ động nhân sự và trang thiết bị từ Mỹ tới Châu Âu sẽ không diễn ra vì mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi lúc này là sức khỏe, sự an toàn và sự sẵn sàng (chiến đấu) của quân đội, các thành viên gia đình quân nhân và người dân (Mỹ).
Brett Bruen, một nhà phân tích ngoại giao người Mỹ thì bình luận rằng quyết định của Lầu Năm Góc chỉ gửi 6.000 lính tham dự Defender Europe 20 và chuyển lực lượng dự kiến tham gia cuộc tập trận trở lại Mỹ để chống dịch "đang được Moscow theo dõi một cách cẩn thận".
Cuộc tập trận Defender Europe 20 ban đầu dự kiến sẽ có tới hơn 40.000 binh sĩ và xe quân sự Mỹ nhưng nay chỉ còn 7.000 người.