Tưởng dễ mà khó: Tại sao ngày Tết được gọi là "Tết"?

TAMMY |

Tại sao những ngày lễ truyền thống lại được gọi bằng danh từ "Tết"? Câu hỏi này thực sự không dễ trả lời.

(Nguồn ảnh: Vanthuongphoto.com )

(Nguồn ảnh: Vanthuongphoto.com )

Hỏi nhanh: Tại sao các ngày lễ truyền thống được gọi là Tết?

Đáp gọn: Theo cuốn "Vui buồn giỗ tết" của tác giả Trần Ngọc Lân, danh từ "Tết" thường dùng trong ngôn ngữ tiếng Việt thực tế được biến âm từ chữ Tiết (节) trong tiếng Hán, có nghĩa đen là cái "mấu tre", hiểu rộng hơn là đoạn tiếp nối giữa hai khúc cây, đoạn cây.

Từ này dần dà được mở rộng ý nghĩa thành sự tiếp nối của giữa hai khoảng thời gian trong năm, phân chia theo thiên văn - khí tượng.

Ở những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam hay Trung Quốc, thời điểm ngày lễ, ngày vui trong năm thường gắn bó mật thiết với thời điểm gieo trồng hay thu hoạch, thường là ngày lễ cầu mong cấy trồng thuận lợi hoặc cảm tạ trời đất vì năm qua mùa màng bội thu.

Những ngày vui, lễ hội do gắn liền với các khoảng thời gian chuyển giao thời tiết, đan xen giữa các khoảng trống mùa vụ (những lúc nông nhàn), cũng mang ý nghĩa tiếp nối, nên được gọi là Tết.

Danh từ "Tết" giờ đây được người Việt hiểu như "lễ hội, ngày vui", gắn liền với nhiều dịp vui mừng trong năm như Tết Nguyên đán (lễ hội đầu năm), Tết Nguyên tiêu (lễ hội Rằm tháng Giêng) , Tết Trung thu (lễ hội ngày Rằm tháng 8), Tết Thanh minh (ngày lễ sau khi kết thúc tiết Xuân phân)... Những từ "ăn Tết", "chơi Tết", "chúc Tết" cũng từ đó phát triển thêm.

Có thể thấy, trong ngôn ngữ tiếng Việt, thật khó tìm thấy từ ngữ nào có vừa mang lại sắc thái tươi vui, vừa khơi gợi cảm giác háo hức, nhớ nhà như chữ "Tết".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại