Tưởng con mồi dễ xơi, trăn gấm "so găng" với rắn độc thứ 2 thế giới: Kết cục bị nuốt sống

Trang Ly |

Việc bị giết trước loài rắn có nọc độc mạnh thứ 2 thế giới cho nó bài học phải tự lượng sức trước khi lao vào con mồi. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn.

Sở hữu khối cơ thể khổng lồ nặng hàng trăm kg, loài trăn nổi tiếng với thói "ăn tham" của mình.

Nổi tiếng nhất trong thế giới loài trăn trên hành tinh là trăn Anaconda xanh ở Nam Mỹ. Thực đơn cho một bữa ăn của chúng có thể là một con chuột lang nước, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, có thể nặng đến 66kg.

Tưởng con mồi dễ xơi, trăn gấm so găng với rắn độc thứ 2 thế giới: Kết cục bị nuốt sống - Ảnh 1.

Trăn Anaconda xanh - Loài trăn lớn nhất hành tinh còn tồn tại. Ảnh: Luciano Candisani/National Geographic

Trăn gấm thì lại tỏ rõ mình là kẻ thù có thể hạ gục và "đúc khuôn" các con mồi như con lười, gấu chó, thậm chí là loài lợn rừng ở đảo Sulawesi (Indonesia), nặng từ 40 đến gần 70kg.

National Geographic đã liệt kê những khoảnh khắc "đúc khuôn" con mồi rồi nuốt sống chúng của loài trăn khổng lồ.

Trăn đá vs Linh cẩu: Bữa ăn chưa có trong bất cứ ghi chép khoa học nào

Tháng 3/2017, các nhà nghiên cứu động vật ở miền Tây Nam Kenya bất ngờ phát hiện một con trăn đá châu Phi dài 4m nuốt trọn một con linh cẩu nặng 68kg.

"Với những gì tôi từng nghiên cứu, tôi chưa từng thấy con trăn nào nuốt sống con mồi là linh cẩu trong bất cứ tài liệu khoa học nào.", nhà nghiên cứu Mike Kowalski trả lời phỏng vấn của National Geographic cho biết.

Tưởng con mồi dễ xơi, trăn gấm so găng với rắn độc thứ 2 thế giới: Kết cục bị nuốt sống - Ảnh 3.

Con trăn đang nuốt con linh cẩu. Ảnh: Internet

Ông nói thêm: "Con linh cẩu trưởng thành chắc chắn đã phải đối đầu với con trăn đá khi biết gia đình và con cái của chúng gặp nguy hiểm. Đó là lý do nó nằm gọn trong ruột của con trăn. Vì bình thường, các loài như sư tử trưởng thành, báo hoa mai hay hươu đầu đàn... đều muốn tránh xa loài trăn càng nhanh càng tốt."

Trăn Miến Điện vs Kỳ đà: Màn nôn con mồi to lớn

Tháng 11/2017, người ta bắt được một con trăn Miến Điện to lớn. Phần bụng nổi cộm chứng tỏ nó vừa thưởng thức một bữa ăn no nê.

Sau khi bị bắt, con trăn liền nôn ra con mồi to lớn con nguyên hình dạng là con kỳ đà.

Giải thích điều này, Max Nickerson, chuyên viên làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida (Mỹ) cho biết: Thông thường, sau khi ăn một bữa no nê, loài trăn trở nên chậm chạp. Chúng có xu hướng tìm một nơi "tĩnh lặng" để tiêu hóa con mồi. Tuy nhiên, nếu bị làm phiền, chúng sẽ nôn bữa ăn ra."

Đó là lý do chúng ta thấy được con kỳ đà nguyên con sau khi con trăn Miến Điện bị bắt.

Không phải lúc nào loài trăn cũng sử dụng được ưu thế của mình là cái miệng có thể ngoác rộng và vòng cuộn xiết cực mạnh. Nó cũng có thể là "bữa ăn" của nhiều đối thủ mạnh khác.

Xem video:

Trăn Miến Điện vs Kỳ đà: Màn nôn con mồi to lớn. Video: Nationalgeographic


Trăn gấm: Lụi bại trước loài rắn độc thứ 2 thế giới

Đứng trước đối thủ có cùng kích thước nhưng lại sở hữu loại nọc độc mạnh thứ hai trên thế giới, thì "ván cờ" lúc này đã bị lật ngược: Con trăn trở thành bữa ăn no nê cho con rắn nâu miền Đông Úc.

Nhờ có nọc độc mạnh, con rắn đã khiến trăn gấm ngấm nọc độc đau đớn. Từ kẻ săn mồi đáng sợ, trăn gấm lại trở thành con mồi của loài mạnh hơn chúng.

Đoạn phim được quay tại sân sau của một gia đình tại Úc. Các chuyên gia cho biết, thông thường loài rắn nâu miền Đông không ăn con mồi lớn hơn nó, ví dụ như trăn gấm trưởng thành. Tuy nhiên, do con trăn gấm còn nhỏ nên mọi chuyện đều có thể xảy ra.

3 giờ sau khi nuốt gọn con trăn gấm, rắn nâu miền Đông được các nhân viên cứu hộ trả về tự nhiên, cách xa khu vực con người sinh sống.

Xem video:

Trăn gấm: Lụi bại trước loài rắn độc thứ 2 thế giới. Video: Nationalgeographic


Trăn đá vs Báo hoa mai: Cuộc chiến hiếm có

Du khách thăm quan Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi đã chứng kiến toàn bộ cuộc chiến giữa trăn đá châu Phi và báo hoa mai.

Ban đầu, một chú báo hoa mai con bị tò mò bởi một con trăn đá nằm bất động trên cỏ. Với lợi thể cơ thể cùng hàm răng nhọn, trăn đá có thể khiến báo hoa mai con mất mạng.

Sự tò mò của báo con đã thu hút sự chú ý của báo hoa mai mẹ. Cuộc chiến thực sự giữa trăn đá và báo hoa mai mẹ đã diễn ra.

Nhờ thế có bộ hàm chắc khỏe, cùng cơ thể nhanh nhẹn né tránh được những cú đớp của trăn đá, báo mẹ đã giết chết được đối thủ.

Trăn đá vô tình trở thành bữa trưa ngon lành của hai mẹ con nhà báo.

Xem video:

Trăn đá vs Báo hoa mai: Cuộc chiến hiếm có. Video: National Geographic

Bài viết sử dụng nguồn: Nationalgeographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại