Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển

Ken |

Những bức hình cho bạn thấy rằng môi trường của chúng ta đang nguy cấp lắm rồi, cần hành động ngay thôi.

Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào bức hình này và nói xem bạn có nhận ra bức hình đó nói lên điều gì không?

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 1.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 2.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 3.

Cá nhà táng vật lộn khi bị mắc kẹt miệng trong chiếc xô nhựa.

Thực ra đó chính là bức hình ghi lại cảnh cá nhà táng đang vật lộn với chiếc xô nhựa lớn mắc kẹt trong miệng đó.

Hay bạn có xót xa không khi bắt gặp cảnh tượng chết đau đớn của những chú chim hải âu Albatross - do ăn nhầm nhựa nên chúng đã bị mảnh nhựa đâm vào ruột...

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 4.

Chú chim hải âu Albatross bỏ mạng do bị nhựa đâm xuyên dạ dày.

Được biết, đây là những hình ảnh trong bộ phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại ở vùng biển thuộc Đại Tây Dương.

Những bức ảnh này như 1 cú hích nữa giúp mọi người nhận thấy tình trạng ô nhiễm, xả rác thải nhựa ra môi trường đe dọa đến cuộc sống của sinh vật sông dưới đại dương nghiêm trọng thế nào rồi.

Tiến sĩ Lucy Quinn, thuộc Nhóm Khảo sát Nam Cực Anh chia sẻ, loài chim hải âu Albatross đã chết bởi chúng không hề biết mình đã ăn những gì.

Giải thích về cái chết của chú chim, tiến sĩ Quinn nói: "Thật không may là có một tấm nhựa đã đâm xuyên qua dạ dày. Tôi rất buồn bởi chính vật nhỏ bé đó giết chết chú chim".

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, những chú chim đã không thể tiêu hóa những mảnh nhựa túi nilon tồn tại trong dạ dày của mình.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 5.

David Attenborough - người dẫn chương trình Blue Planet II cho hay: tình trạng ô nhiễm do các ngành công nghiệp và xả rác thải nhựa cần phải được xử lý vì lợi ích của mọi sinh vật sống dưới đại dương.

Bạn biết không khi dân số các loài chim ở Nam Đại Tây Dương đã giảm trong 4 thập kỷ qua, hầu hết là do lượng rác thải nhựa và rác thải khác bị đổ quá nhiều dưới đại dương.

Sally Hamilton - giám đốc tổ chức Orca - người chuyên vận động vì quyền lợi của các loài cá voi và cá heo nhấn mạnh, những mối đe dọa như rác thải nhựa có thể đẩy nhiều loài động vật biển vào bờ vực tuyệt chủng.

Hamilto nói thêm rằng: "Tôi rất buồn khi những hình ảnh trong Blue Planet II thực sự phản ánh mối đe dọa đối với đại dương của chúng ta. Túi nilon gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm đại dương nhưng đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Vẫn còn đó hàng ngàn tấn nhựa sử dụng 1 lần đang trút xuống đại dương mỗi năm, và chúng đã và đang giết chết cả nghìn con cá voi và cá heo".

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 6.

Tuy nhiên con số này mới chỉ là số nhỏ bởi vẫn còn nhiều lắm những chú cá heo, cá voi bị mắc kẹt trong rác rồi bị chết đuối ngoài khơi.

Bà Hamilton cho rằng, có lẽ cần 1 điều khoản phạt thuế thật nặng với những ai xả rác thải nhựa nhằm phá hoại môi trường sống trên hành tinh này.

Còn nhớ, vào năm 2015 ta từng bị ám ảnh bởi hình ảnh chú rùa biển đau đớn trong cuộc phẫu thuật rút ống hút 12cm ra khỏi lỗ mũi hay bàng hoàng trước những chiếc túi nilon trong bụng xác chú cá voi có mỏ Cuvier bị mắc kẹt ở đảo Sotra, bờ biển phía Tây Na Uy tháng 2/2017.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 7.

Tiến sĩ Terje Lislevand - một nhà động vật học nghiên cứu cá voi thuộc Đại học Bergen cho biết: "Chú cá voi này khá gầy yếu, các lớp mỡ mỏng, điều này cho thấy nó bị suy dinh dưỡng.

Hơn thế nữa, phần dạ dày của cá voi chứa đầy túi nhựa, đây là nguyên nhân khiến cho phần ruột của chúng bị tắc, gây đau dữ dội".


Được biết, thống kê của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có 1 triệu túi nilon được con người sử dụng và phần nhiều trong số này bị lãng phí và vứt chủ yếu ra biển cả và đại dương.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 8.

Có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi trên diện tích 1 dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển.

Quy chiếu theo mối tương quan giữa rác và mật độ cá, tới năm 2025, cứ mỗi 3 tấn cá thì sẽ có 1 tấn nhựa rác thải. Tới năm 2050, số lượng nhựa thải thậm chí rồi sẽ còn nhiều hơn cả số cá đang sinh sống.

Điều đó có nghĩa, chỉ trong vòng 33 năm nữa, theo tốc độ này thì trên đại dương rác thải sẽ chiếm đa số chứ không còn là cá nữa.

Chính vì thế, ta cần hành động ngay lúc này bởi hành tinh chúng ta đang "nguy cấp" lắm rồi.

Tưởng chú cá voi bị đột biến, nhưng hóa ra là lời cảnh tỉnh đáng sợ với con người về môi trường biển - Ảnh 9.

Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại