Từng đòi số tiền gấp 10 lần 1,5 triệu USD cho căn nhà 167m2, gia chủ phải cay đắng bán tháo sau 8 năm vì nợ nần, giá tụt một nửa so với ban đầu

ÁNH LÊ |

Để có tiền trả nợ, gia đình Austin L.Spriggs cuối cùng phải bán tháo căn nhà nhỏ của mình với giá cực rẻ

Trên đại lộ Massachusetts ở Washington D.C vào năm 2003, có một ngôi nhà nhỏ được xem là biểu tượng của sự thách thức. Câu chuyện về ngôi nhà 2 tầng với diện tích khoảng 167m2 của gia đình Austin L.Spriggs này từng gây xôn xao dư luận Mỹ suốt thời gian dài.

Theo Nbcnews, năm 1980, ông Austin và vợ Gladys (đều 69 tuổi) đã mua ngôi căn nhà 2 tầng này với giá 135.000 USD. Họ không sinh sống tại đây mà sử dụng làm văn phòng làm việc cho công ty của mình. Trước đó trong ba thập kỷ, Đại lộ Massachusetts này là một dải đất đổ nát dành cho những người vô gia cư và những ngôi nhà bỏ hoang.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của trung tâm hội nghị mới vào năm 2003 đã kích hoạt một sự thay đổi đáng kinh ngạc. Khu vực này phát triển nhanh đến chóng mặt với những khu văn phòng, kinh doanh sầm uất.

Từng đòi số tiền gấp 10 lần 1,5 triệu USD cho căn nhà 167m2, gia chủ phải cay đắng bán tháo sau 8 năm vì nợ nần, giá tụt một nửa so với ban đầu - Ảnh 1.

Ngôi nhà ở vị trí đắc địa

Ở thời kỳ bùng nổ bất động sản, gia đình ông Austin có trong tay một tấm vé số vàng khi căn nhà của họ ở trung tâm thành phố, nằm ngay trên khu đất nóng. Cũng chính vì thế mà ngôi nhà của gia đình được nhiều công ty bất động sản quan tâm và đưa ra nhiều mức giá khác nhau để mua.

Trong đó, một công ty đưa ra mức giá 1,5 triệu USD nhưng ông Austin lại đòi hỏi một mức giá cao hơn 5-10 lần và đưa ra điều kiện phải cho ông tham gia vào việc phát triển dự án khiến đối phương ngán ngẩm bỏ cuộc.

Jackson Prentice, một nhà môi giới thay mặt cho công ty phát triển Trammell Crow cho biết ông đã đề nghị trả số tiền 2,75 triệu USD cho ngôi nhà của ông Austin trên Đại lộ Massachusetts NW.

"Tôi nói với ông ấy rằng điều này giống như ông ấy trúng xổ số vậy. Sẽ không có ai trả cho ông ấy mức giá này đâu. Thế nhưng ông ấy đã từ chối nó", Jackson Prentice chia sẻ.

Luật sư của gia chủ là Clayborne Chavers, cho biết thân chủ của ông đã hy vọng "tận dụng sự phát triển của khu phố" và đã tin tưởng vào giá trị tài sản của mình sẽ tăng trưởng một cách "nhảy vọt".

Từng đòi số tiền gấp 10 lần 1,5 triệu USD cho căn nhà 167m2, gia chủ phải cay đắng bán tháo sau 8 năm vì nợ nần, giá tụt một nửa so với ban đầu - Ảnh 2.

Khi không đạt được mức giá mong muốn, ông Austin cho biết sẽ biến nơi đây thành một tiệm bánh pizza phục vụ những cư dân mới chuyển đến Đại lộ Massachusetts. Vào thời điểm có thể kiếm được núi tiền từ bất động sản, ý định của người đàn ông này đã trở thành chủ đề bàn tán khắp nước Mỹ. Nhiều người cho rằng gia đình ông quá tham lam, thậm chí là ngu ngốc.

Bốn năm sau, ngôi nhà nhỏ của ông Austin được bao quanh bởi các tòa nhà khổng lồ. Tiệm bánh pizza cũng không được mở cửa theo dự tính. Hơn nữa vào thời điểm này, vợ chồng ông Austin vẫn đang có một khoản vay 1,3 triệu USD mà không có khả năng chi trả. Khi phía ngân hàng đe dọa tịch thu tài sản thế chấp nên vợ chồng ông đã phải rao bán bất động sản này với giá 1,5 triệu USD, gần bằng một nửa số tiền mà nhà phát triển Jackson Prentice trước đó đã từng trả giá.

Mãi đến năm 2011, căn nhà này được bán với giá chỉ dưới 800.000 USD.

Lý do giá nhà giảm sâu

Douglas Jemal, một nhà phát triển bất động sản cho biết ngôi nhà của gia đình ông Austin sẽ không bao giờ được mua với giá 1 triệu USD. Nguyên nhân được cho là vì diện tích mảnh đất của gia đình quá nhỏ, không có chỗ để xe. Hơn nữa, ngôi nhà được xây dựng vào năm 1890 nên đã hư hỏng nhiều và cần được sửa sang lại toàn bộ. Tất nhiên, ngoài những lý do kể trên còn có lý do khách quan là thị trường bất động sản vốn đã hạ nhiệt hơn trước.

Từng đòi số tiền gấp 10 lần 1,5 triệu USD cho căn nhà 167m2, gia chủ phải cay đắng bán tháo sau 8 năm vì nợ nần, giá tụt một nửa so với ban đầu - Ảnh 3.

Trước đó, gia đình Austin đã tổ chức một cuộc họp báo để thông báo mở một cửa hàng nhượng quyền thương mại của Ledo Pizza. Thế nhưng kế hoạch nhượng quyền thương mại của gia đình đã thất bại khi trong quá trình cải tạo căn nhà, các công nhân phát hiện ra một vết nứt trên nền móng. Sau đó, theo luật sư của gia đình, Ngân hàng Quốc gia đã cắt khoản vay của họ, điều này khiến họ không thể bồi thường cho các nhà thầu và tiếp tục cải tạo.

Ilya Zusin là thành viên của nhóm phát triển sẵn sàng trả 715.000 USD khi Ngân hàng Quốc gia tịch thu tài sản và bán đấu giá ngôi nhà. Tuy nhiên giao dịch đã không được hoàn thành vì gia đình Austin tranh chấp việc tịch thu tài sản thế chấp. Cuối cùng, ông Austin phải tự rao bán ngôi nhà của mình với giá 1,5 triệu USD. Nhưng nó chỉ được mua với giá 800.000 USD vào năm 2011. Ngôi nhà sau đó bị phá bỏ và gia đình ông Austin đã chuyển đi nơi khác sinh sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại