Từng bị coi là 'tội đồ' của khủng hoảng tài chính, bị cả nước Mỹ 'ghét bỏ', ngành này lại đang trỗi dậy, trở thành niềm mơ ước của giới trẻ

Vu Lam |

Theo Financial Times, tài chính dù bị đánh giá thấp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nhưng vẫn là một ngành cực 'hot'.

Từng bị coi là 'tội đồ' của khủng hoảng tài chính, bị cả nước Mỹ 'ghét bỏ', ngành này lại đang trỗi dậy, trở thành niềm mơ ước của giới trẻ - Ảnh 1.

Cách đây 17 năm, thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt đỉnh trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đẩy mọi loại tài sản xuống “vực thẳm”.

Bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng nặng nề và vốn hoá của 50 ngân hàng lớn nhất thế giới ghi nhận mức sụt giảm bằng từ năm 2007 đến 2009 cộng lại. Gần 90 tổ chức cho vay đã biến mất mãi mãi.

Không chỉ mất đi nguồn vốn, mà hình ảnh của họ cũng bị “hư hại”. Ngay cả ở nước Mỹ - nơi được coi là “rất yêu tiền”, Phố Wall cũng đánh mất niềm tin với công chúng.

Các ngân hàng này vẫn nhận được cứu trợ trong khi nhiều người cho rằng những vấn đề mà ngành này đối mặt là do chính sự bất cẩn của họ. Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách hứa hẹn rằng sự việc như vậy sẽ không lặp lại.

Một phần của thị trường cảm thấy được xoa dịu từ sự điều chỉnh đó. Ở Mỹ, quy tắc Volcker nghiêm cấm ngân hàng dùng nguồn vốn của mình để thực hiện các giao dịch - vốn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Phố Wall. Trong khi đó, đạo luật Dodd-Frank (Đạo luật Cải cách Tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng) được thông qua nhằm hạn chế hoạt động của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hệ thống tài chính của Mỹ.

Tuy nhiên, những bước đi đó có thực sự ngăn cản được các ngân hàng hay không?

30 ngân hàng hàng đầu nước Mỹ và châu Âu đã chứng kiến vốn hoá trở lại mức trước khủng hoảng trong vòng 1 thập kỷ. Họ thậm chí còn có nhiều nhân sự hơn sau khi Lehman Brothers sụp đổ, theo dữ liệu của S&P Capital IQ.

Sau khi được “giải cứu”, các sếp lớn ngành ngân hàng có ngừng nhận lương và khoản tiền tưởng lớn hay không? Rõ ràng là không. Tiền lương và phúc lợi chiếm đến 27% doanh thu của các bên cho vay vào năm 2007. Năm ngoái, con số này đã lên tới 31%.

Trong khi đó, chỉ số MSCI theo dõi cổ phiếu các ngân hàng trên thế giới đã tăng gần 300% kể từ khủng hoảng tài chính và hiện đang ở mức kỷ lục. Hơn nữa, ROE trung bình của các ngân hàng có vốn hoá hơn 25 tỷ USD đạt mức cao nhất trong nhiều năm.

Rõ ràng rằng, tài chính vẫn là một ngành hấp dẫn. Thậm chí, một video gần đây trở nên viral trên TikTok có nội dung “I’m looking for a man in finance” (Tạm dịch: Tôi tìm người yêu làm trong ngành tài chính), thu hút gần 60 triệu lượt xem và vẫn tiếp tục tăng.

Là ngành đáng mơ ước, tài chính đã nhảy vọt từ vị trí thứ 5 lên thứ 1 trong các cuộc khảo sát về triển vọng sau đại học toàn cầu của CFA, vượt qua y tế và giáo dục. Nhìn chung, ngành tài chính đã nhận được “cái nhìn” thiện cảm hơn. Năm ngoái, giá trị của thị trường tài chính xanh vượt mức 5 nghìn tỷ USD, theo nhiều ước tính.

Trên thực tế, các ngân hàng không gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, mà là những chủ nhà ảo tưởng về việc họ có khả năng mua bất động sản. Năm ngoái, riêng ngành này đã đóng góp 12% vào ngân sách của Anh.

Tham khảo FT


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại