Ở Trung Quốc, tang lễ cho người chết được coi là một trong những nghi lễ quan trọng. Các thời kỳ khác nhau và các khu vực khác nhau có phong tục chôn cất người quá cố và cử hành lễ tang cũng khác nhau.
Ví dụ, vào thời cổ đại, ngôi mộ của các quý tộc, hoàng thân cần phải được xây dựng rộng, và những người như thê thiếp, gia nhân hầu hạ cũng bị chôn theo.
Có một phong tục chôn người không quá phức tạp và đẫm máu, nhưng nó được coi là "tàn khốc nhất" trong thời cổ đại.
Đó là xây mộ bằng đất nung để chôn người còn sống một cách từ từ. Nó thường diễn ra trong một cộng đồng người Hồi cổ xưa sinh sống tại địa bàn thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay.
Quá trình chôn cất này khá đơn giản, đó là đưa người đang sống vào ngôi mộ. Đất nung là thành phần chính để xây mộ như tên gọi của nó. Nó được tạo thành từ những viên gạch từ đất nung và được xây theo hình vòm. Loại mộ này được dựng trực tiếp trên mặt đất dùng để chôn cất người.
Tại sao có phong tục chôn cất người kiểu này mặc dù thời cổ đại dân số không hề đông và phức tạp như hiện nay?
Những người được coi là sống lâu ở thời điểm đó cũng sẽ không có tuổi thọ cao như thời hiện đại, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Ở địa bàn nay thuộc tỉnh Hồ Bắc lúc đó, một sắc dân thiểu số người Hồi có phong tục rằng những người già trên 60 tuổi sẽ được xây cho một "ngôi nhà" , nhưng không phải để dưỡng lão mà là cái chờ chết!
Lý giải điều này, người ta cho rằng thời đó nguồn nguyên liệu, thực phẩm, thuốc men khan hiếm và năng suất lao động thì thấp. Chính vì thế phong tục "dị thường và lỗi thời" này đã xuất hiện. Họ cho rằng sự tồn tại của người già không chỉ làm giảm năng suất mà còn tăng gánh nặng về nguồn thực phẩm, thuốc men trong cộng đồng.
Những người ở đây có thói quen "bỏ đi những gì đã cũ, đã vô dụng", và thế là họ bỏ đi những người già trên 60 tuổi bằng cách xây mộ đất làm nhà cho họ
Về sự tàn bạo của những ngôi đất này. Chúng được sử dụng để như một hình thức chôn sống từ từ, sẽ khiến những người bên ngoài ngôi mộ vô cùng tuyệt vọng. Ban đầu, người già được đưa vào và giữ trong mộ, có một lối mở trong mộ vừa đủ để người ngoài nhìn vào.
Sẽ có những con của người bị chôn mỗi này đều đưa đến cho họ một bữa ăn, và một viên gạch sẽ được đắp thêm lên mộ sau mỗi bữa ăn đó. Bằng cách này, sau khoảng gần một năm, toàn bộ ngôi mộ được bịt kín bởi những viên gạch và chính những người cha mẹ già bị chết dần trong ngôi mộ tối tăm.
Mặt khác, những người làm cha mẹ chỉ có thể mong đợi con mỗi ngày từ phía trong, họ nhìn qua một bức tường đang xây lên dần dần để giam chính họ. Đây có lẽ là điều đau lòng nhất là quá trình "an táng" tàn nhẫn này.
Bị chính những đứa con đẻ của mình nhốt lại. Họ chỉ có thế sống trong không gian chật hẹp và chờ chết. Trong khi mọi người bên ngoài chỉ nghĩ rằng cơ thể họ từ từ rồi sẽ bị bất lực như một điều tất yếu để về thế giới bên kia.
Cảnh trong một bộ phim miêu tả lại hủ tục từng tồn tại. Con trai và con dâu mỗi lần mang cơm đến cho mẹ mình thì họ sẽ đắp thêm một viên gạch (Nguồn ảnh: Mbd.baidu.com)
Thêm vào đó, một số người không muốn chờ chết mà cũng tìm cách thoát ra. Nếu người ta phát hiện họ cố gắng đẩy bức tường gạch xuống, họ sẽ bị lấp kín mộ ngay. Và ngay cả khi họ trốn được mà không bị bắt, cũng sẽ không ai giao thức ăn nước uống cho họ nữa. Có thể hình dung được phong tục thời xưa tồi tệ đến mức nào.
Vậy tại sao phong tục này chấm dứt?
Không rõ thời điểm cụ thể nào trong lịch sử, một sứ giả nước ngoài (có thể là Cao Ly) đã thắc mắc về việc có thực hay không tục lệ tàn nhẫn ấy và tâu điều đó cho hoàng đế Trung Quốc khi đó. Hoàng đế đã ra lệnh cho các quan lại phụ trách phải trả lời xem thực sự chuyện đó là thế nào. Nếu họ không thể trả lời, họ sẽ bị bãi chức.
Trùng hợp là có viên quan nhỏ, chính ông ta cũng đang làm theo tục lệ này và ông đã trả lời cũng như đưa sứ giả tận mắt đến chứng kiến mẹ mình đang bị nhốt trong một ngôi mộ đất nung. Và hoàng đế khi đó biết chuyện không hề tỏ ra thờ ơ mà đã có biện pháp can thiệp.
Ông cho rằng mặc dù người già không mạnh về thể chất, nhưng kinh nghiệm sống và kiến thức của họ sẽ có những điểm mạnh còn hữu dụng hơn cả những người trẻ tuổi. Đây cũng là một đóng góp của họ chứ không được phủ nhận chỉ vì họ không còn sức lao động. Nên ông đã ra lệnh bãi bỏ vĩnh viễn tập tục này.
Một số nơi vẫn còn dấu tích ít ỏi của hủ tục chôn người già kinh hoàng từng tồn tại (Nguồn ảnh: Mbd.baidu.com)
Cho đến ngày nay, ít người biết rằng phong tục độc ác này đã từng tồn tại. Nó không bị bãi bỏ chỉ vì các vùng dân tộc ở Trung Quốc trở nên giàu có văn minh hơn. Mà vì mọi người nhận ra sự quan trọng của những người lớn tuổi.
Họ không chỉ có thể giúp đỡ những người thế hệ sau về kinh nghiệm sống, mà họ còn là một phần quan trọng của gia đình và xã hội.
Mặc dù tập tục đã hết nhưng những ngôi mộ cũ vẫn được giữ lại vừa để làm nơi an nghỉ cho người đã khuất vừa để nhắc nhở về sự kính trọng người già.
Tham khảo: MBD.BAIDU.COM